Dịch Theo Ngôn Ngữ

English French German Spain Italian Dutch Russian Portuguese Japanese Korean Arabic Chinese Simplified

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Ngỡ Ngàng Trước Cảnh Đẹp Liêu Ninh Trung Quốc

 Vào mùa thu khách du lịch thường đến đất Du lich Nhat Ban , du lich Chau Au , hay du lịch Canada để được tận mắt khung cảnh lãng mạn ngâp tràn phông nền màu vàng , đỏ của cây lá phong …. Đến du lich Trung Quoc,vào thời điểm này bạn đừng bỏ nỡ cơ hội đến Liêu Ninh để chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo của thảm cỏ nước rực rỡ ngợp một màu đỏ này nhé.


 


Với phông nền ngập tràn màu đỏ tương phản với bầu trời xanh khiến khung cảnh càng thêm rực rỡ.


 Ảnh : du lich Trung Quoc .

  Mùa thu là thời gian vạn vật chuyển mình rõ rệt ở Trung Quốc. Hàng năm, từ cuối tháng 8 tới tháng 11 hàng năm, loài cây cỏ nước ở Công viên thủy sinh Yueyawan lại đổi màu. Những "biển" cỏ chuyển từ màu đỏ sang màu tím, rồi màu nâu sậm khiến du khách tới đây không khỏi trầm trồ và ngạc nhiên.


  Cây cỏ nước đang dần dần chuyển màu
 

Các nhân viên tại Công viên Yueyawan còn làm nhiều chiếc cầu kéo dài ra giữa đầm nước để khách du lich, có thể đi bộ ra gần và ngắm nhìn loại cỏ lạ. Vào những ngày cuối tuần, khách tham quan còn có cơ hội được đi thuyền ra giữa đầm để chụp ảnh.


Nguồn:
du lich trung quoc .Trave China .

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Khu Rừng Tre Thành Đô


Thành Đô là một thành phố thuộc tỉnh Tứ Xuyên ( du lich trung quoc ) .Không chỉ nổi tiếng là 'Thị trấn của gấu trúc', Thành Đô còn có những khu công viên trồng tre rợp bóng với hàng cây thẳng tắp, luôn rì rào trong gió.







Số rất đông khách du lich đổ tới vùng nước non, ghềnh thác kỳ thú tại đây tham quan khu rừng tre   ,khu nghiên cứu và sinh sản gấu trúc.

Thứ Năm, 18 tháng 8, 2011

Ngôi làng Bát Quái Của Hậu Duệ Gia Cát Lượng

Nhiều nhà khoa học chuyên nghiên cứu về môi trường và kiến trúc trên thế giới đang tập trung khảo sát một mô hình thôn trang kỳ bí theo bố cục bát quái ở Trung Quốc.

Thôn này có tên là thôn Gia Cát hay Bát Quái, tọa lạc tại thị trấn Lan Khê, tỉnh Triết Giang, được mệnh danh là "Trung Quốc Đệ Nhất Thôn". Đây cũng chính là trung tâm sinh sống của hậu duệ Khổng Minh Gia Cát Lượng nổi tiếng thời Tam Quốc.

ngôi làng nhìn từ trên cao .

Vào cuối đời Tống, đầu nhà Nguyên (khoảng năm 1300), hậu duệ đời thứ 27 của Gia Cát Lượng là Gia Cát Đại Sư bắt đầu lập thôn Bát Quái tại Lan Khê, Triết Giang ( điểm
du lich trung quoc ).

Theo sử chép, Gia Cát Lượng từng lập ra một trận pháp thần kỳ gọi là Bát trận đồ, biến ảo khôn lường, uy lực vô cùng, từng vây khốn cả 10 vạn tinh binh của đại tướng Đông Ngô Lục Tốn.



Gia Cát Đại Sư đã vận dụng học thuyết Kham dư (phong thủy) vào Bát quái trận đồ của ông tổ mình, thiết lập thôn trang án theo Cửu cung bát quái. Thôn lấy cái hồ lớn (chung trì, nửa nước nửa đất) hình thái cực làm trung tâm, 8 con đường từ hồ toả ra thành "nội bát quái".




Phía ngoài thôn lại đắp 8 tòa núi nhỏ hình thành "ngoại bát quái" bao bọc. Các sảnh, đường, nhà ở phân bố dọc theo 8 đường. Gia Cát Đại Sư trước khi qua đời có để di huấn là không được thay đổi nguyên dạng.

Trải qua hơn 800 năm dâu bể, lượng người trong thôn tăng lên nhiều, nhưng tổng thể cửu cung bát quái không hề thay đổi.




 cảnh sinh hoạt trong thôn
Trong thôn có đền thờ Thừa tướng Gia Cát Lượng, hoa viên, 3 nhà bia, 18 sảnh đường, 18 giếng, 18 ao, hơn 200 phòng ốc đều là kiến trúc cổ đời Minh, Thanh rất độc đáo.
Con cháu Gia Cát đời đời đều theo lời giáo huấn của tổ phụ "không làm lương tướng, tất làm lương y" nên nhiều đời theo nghề thuốc.

Trong thôn có cả Nhà triển lãm trung y dược, vườn thảo dược... Nơi đây, riêng đời Minh, Thanh đã có 5 tiến sĩ, 11 cử nhân, hàng trăm tú tài. Các chuyên gia, học giả Trung Quốcđang đề nghị đổi Lan Khê thành TP Võ Hầu và đang xúc tiến trở thành điểm
Du lich Trung Quoc nổi tiếng .


"Đêm không cần đóng cửa, ngoài không nhặt của rơi"
đền thờ Khổng Minh Gia Cát Lượng

Theo nhiều nhà nghiên cứu, kiến trúc bát quái này có công năng phòng vệ và cải tạo môi trường rất cao. Thôn Gia Cát đặc biệt mát mẻ, sạch sẽ, thông thoáng.Nhà kiến trúc Từ Quốc Bình cho rằng, kiểu kiến trúc của thôn này hoàn toàn khác với phong cách thôn trang truyền thống
Trung Quoc, không lấy trung tuyến làm chủ mà bức xạ ra 8 hướng.

Các nhà trong thôn mặt đối nhau, đuôi liền nhau, đường nối nhau, rất thoáng mà kỳ thực kín đáo. Địa hình xung quanh nhìn giống như cái nồi, bốn phía cao, giữa thấp. Người ngoài vào thôn, nếu không có người quen dẫn đường thì lẩn quẩn không biết lối ra.


Năm 1925, chiến tranh ác liệt, quân đội của Quốc dân đảng là Tiêu Kính Quang đánh nhau với quân phiệt Tôn Truyền Phương 3 ngày dữ dội sát bên thôn Bát Quái nhưng không có viên đạn nào lọt vào thôn.


Khi quân
Nhat Ban tấn công xuống phía nam, đại quân kéo qua đại lộ Long Cương nhưng không phát hiện ra thôn này. Duy có 1 lần máy bay Nhật ném bom trúng 1 phòng trong thôn.

Giữa những ngôi nhà cổ trong thôn Bát Quái có rất nhiều ngõ ngách nhỏ, nhà nọ thông sang nhà kia, khúc khuỷu quanh co, chỗ tưởng ngõ thông hóa ra lại là ngõ cụt, biến hóa tài tình dường như không theo quy luật nào…


Theo cam nang
du lich trung quoc .

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Những Điểm Tham Quan tuyệt vời ở Di Hòa Viên

 Di Hòa Viên ( điểm Du lich Trung Quoc )được xây dựng dưới thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Nơi đây tiếng với nghệ thuật lâm viên truyền thống của Trung Quốc với lịch sử xây dựng trên 800 năm, trải qua nhiều triều đại với nhiều tên gọi khác nhau.
Khu Đông Cung Môn
 

Nằm ở phía đông của Di Hòa Viên, cửa chính hướng về phía đông, vốn là nơi các Hoàng đế nhà Thanh bàn việc triều chính và nghỉ ngơi, bao gồm điện tiếp đại thần, cung điện, sân khấu lớn và hoa viên… Sáu cánh cửa được sơn đỏ cùng với các thanh thẳng tắp phủ sơn vàng - đây là hai màu truyền thống đặc trưng của Trung Hoa. Cửa chính treo tấm biển đề 3 chữ vàng lớn “Di Hòa Viên” với viền xung quanh là 9 con rồng biểu tượng cho Hoàng gia. Phía trước là 2 con sư tử chơi bóng, được khắc từ thời Càn Long, với dáng vẻ uy nghiêm.
Điện Nhân Thọ là công trình kiến trúc nổi bật nhất trong khu vực này. Điện rộng 7 gian, là nơi Từ Hy Thái Hậu và vua Quang Tự nghe việc triều chính, hội kiến các sứ thần.

Lạc Thọ Đường


Lạc Thọ Đường là kiến trúc chính trong khu vực nhà ở của Di Hòa Viên. Đây là vị thế tốt nhất trong khuôn viên để bố trí phòng ở và nơi vui chơi. Phía trước là bức hoành đề 3 chữ vàng “Lạc Thọ Đường” - bút thư của Hoàng đế Quang Tự. Bên trong điện cũng có ngai vàng, ngự án, quạt và bình phong bằng kính để vua thiết triều và giải quyết chính sự. Trước cửa là một cây hồng, tượng một con hươu, một con hạc và một bình hoa. Theo thuật phong thủy truyền thống Trung Quốc thì những vật đó tượng trưng cho bình an vô sự và thiên hạ thái bình. Trong khuôn viên trồng các loại cây đại diện cho sự cao sang, quý phái như cây ngọc lan, hải đường, mẫu đơn nhằm mang ý nghĩa “ Phú quý ngọc đường”.

Hồ Côn Minh

Hồ Côn Minh là hồ chính của Di Hòa Viên, rộng khoảng 220ha, chiếm 3/4 diện tich khuôn viên. Men theo bờ hồ là một dãy hành lang (Trường Lang) dài 728 m gồm nhiều gian, mỗi gian được kiến trúc khác nhau với những hình vẽ vô cùng tinh xảo mang đậm tính nghệ thuật Trung Hoa.Nhìn từ trên cao xuống, hồ Côn Minh có hình dáng là một quả đào lớn, mà cuống của nó là con sông dẫn nước vào hồ qua cửa Tây Môn nằm ở góc phía bắc của Di Hòa Viên. Con đê hẹp mà dài ở phía chếch mặt hồ tạo ra vết rãnh trên quả đào rất hoàn chỉnh, tượng trưng cho "Lộc", theo thuật phong thủy truyền thống.

Thính Li Quán

Đây là nơi mà Càn Long xây dựng làm quà tặng cho Mẫu hậu của mình. “Li” nghĩa là chim vàng anh, đại diện cho giọng hót hay tuyệt mỹ. “Thính Li Quán” nghĩa là “nơi nghe chim vàng anh hót”. Từ Hy Thái hậu rất yêu thích đến đây nghe hát, thiết đãi yến tiệc. Hiện nay nó trở thành nhà hàng chuyên về các món ăn cung đình, từng tiếp đón không ít các vị nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo các nước sang thăm.



Con đường mua bán Tô Châu

Nằm ở hai bên bờ con sông dẫn nước vào hồ, được xây dựng theo kiến trúc sông nước Giang Nam, các cửa hàng hai bên bờ rất đa dạng, từ của hàng bán đồ chơi, áo quần, vải vóc, đồ trang sức vàng bạc, đá quý đến các quán điểm tâm, nhà hàng.

Cầu Thập Thất Khổng và Kim Ngưu

Thập Thất Khổng kiều là chiếc cầu vồng làm bằng đá gồm 17 nhịp nối bờ với hòn đảo nhỏ giữa hồ Côn Minh. Cây cầu đá này rộng 8 m, dài 150 m. Trên lan can cầu là hơn 500 tác phẩm điêu khắc sư tử đá với hình hài, và nét biểu cảm hoàn toàn khác nhau.

Kim Ngưu nằm phía bờ đông Hồ Côn Minh, và phía đông bắc cầu Thập Thất Khổng, được đúc bằng đồng vào năm 1755. Dân gọi là thành “Kim Ngưu”, tương truyền có thể ngăn chặn lũ lụt.


Giờ mở cửa của Di Hòa Viên:
Mùa cao điểm (1/4 - 31/10):
Cửa lớn: 6h30 - 18h
Vào khuôn viên: 8h30 - 17h
Mùa vắng (1/11 - 31/3):
Cửa lớn: 7h - 17h
Vào khuôn viên: 9h - 16h
Giá vé:
1. Vé vào cổng ( không bao gồm các điểm tham quan): 30 NDT ( mùa cao điểm), 20 NDT mùa vắng).
2. Vé tham quan khuôn viên (không phân biệt mùa) bao gồm: Phật Hương Các 10 NDT, con đường mua bán Tô Châu 10 NDT, Viện Văn Xướng 20 NDT và Đức Hòa Viên 5 NDT.
3. Vé trọn gói: 60 NDT (mùa cao điểm), 40 NDT (mùa vắng).

Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2011

Chuyến Đi Thành Đại Lý Trung Quốc


Tới Thành Đại Lý - Thăm Phim Trường Thiên Long Bát Bộ

 Để quay bộ phim "Thiên Long bát bộ" người ta đã xây một phim trường chi phí gần 2 triệu USD. Sau thành công vang dội của bộ phim, nơi đây trở thành điểmDu lich Trung Quoc nổi tiểng. 


Vương quốc Đại Lý ( Dali ) là một vương quốc của người Bạch đã từng tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực của tỉnh Vân Nam ,Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên( xem : Du lich Trung Quoc ) . Được sáng lập bởi Đoàn Tư Bình năm 937, vương quốc này đã được cai trị kế tiếp nhau bởi 22 vị vua cho đến năm 1253, khi quốc gia này bị tiêu diệt bởi cuộc xâm lược của đế chế Mông Cổ dưới thời Mông Kha. Thủ đô của vương quốc này là thành Đại Lý.



Ấn tượng đầu tiên với những du khách tới đây là những con đường lát đá phẳng phiu, hai bên là lầu son, gác tía bày lụa là và đồ lưu niệm. Kế đến là những ngôi nhà bình dân với guồng quay tơ, những quán rượu đơn sơ, cổ kính.

 hoàng cung

 Nơi hoàng đế thiết triều không xa hoa, tráng lệ như ta hình dung. Du khách có thể thuê trang phục để hoá thân thành một ông vua hay hoàng hậu, công chúa. 

 
 Thượng Sơn
 Cổng phim trường được phục dựng đúng như cổng cổ thành Đại Lý, đá xanh, rêu phủ, tường thành cắm cờ chi chít (ảnh). Gác cổng là những người lính mặc giáp sắt, tay cầm giáo dài - họ cũng là người soát vé.
 
 
 
   
 
 
 quán rượi
Trời nắng chang chang, quán rượu ngày xưa bây giờ người ta bán... kem và nước giải khát. Nơi nào có thể “móc túi” được du khách thì những người làm du lịch ở đây đều biết tận dụng rất tự nhiên. Nhiều người từ xa đến thích thăm thành Đại Lý “phục dựng” này hơn cả thành Đại Lý thật! Chợt chạnh lòng khi nghĩ tới cảnh đeo bám khách nước ngoài bán bưu thiếp và các dịch vụ sơ sài ở bên ta, chỉ gây cảm giác thương hại, chứ không phải lòng mến khách.

Một địa danh nữa rất đẹp gắn liền với bộ phim “Thiên long Bát bộ” là núi Thương Sơn, trong tiểu thuyết là “Vô lượng sơn” - nơi công tử Đoàn Dự lạc vào. 



 cảnh đẹp Hồ Nhĩ Hải

 Ngoài ra Thành Đại Lý có nhiều nơi đẹp, thành cổ, chùa Thiên Long, Tam Tháp, Hồ Nhĩ Hải , núi Điểm Thương...

 Ngoài ra Thành Đại Lý có nhiều nơi đẹp, thành cổ, chùa Thiên Long, Tam Tháp, hồ Nhĩ Hải, núi Điểm Thương...

Có lẽ vùng đất này có nhiều cảnh đẹp là do ngành du lich Trung Quoc biết khai thác đầu tư để trở thành điểm du lịch nổi tiếng đem đến những xúc cảm và ấn tượng mới cho du khách.

Tour đến Đại Lý :

Du lịch Đại Lý
Con Minh Dai Ly Le Giang .