Nơi đây quả đúng là thiên đường mua sắm và tìm kiếm cơ hội làm ăn. Thành phố Quảng Châu nhộn nhịp, đông đúc, buôn bán tập nập, là đầu mối của tất cả các mặt hàng về Việt nam như quần áo, vải vóc, điện tử, linh kiện máy tính, nội thất , nói chung là đủ cả. Cái gì cũng rẻ, đẹp, cũng muốn mua, hàng hoá phong phú, hàng hiệu, hàng nhái đủ cả.
Mình chia sẻ với các bạn kinh nghiệm đi tự đi du lịch tại Quảng Châu bằng đường bộ (nếu đi máy bay thì nhàn hơn).
Đi từ Hà Nội - Quảng Châu:
- Đi máy bay: thì giá vé khứ hồi khoảng $400/người với điều kiện các bạn phải có Hộ chiếu. Máy bay đến sân bay Quảng Châu cách thành phố khoảng 18km, mất 100 tệ tiền taxi vào thành phố. Nên đặt vé trước chuyến đi khoảng 1 tuần nếu không sẽ không còn chỗ.
- Đi đường bộ: do giờ Trung Quốc sớm hơn giờ Việt Nam 1 tiếng nên các bạn phải có mặt tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) hoặc Móng Cái trước 4g chiều Việt Nam để làm thủ tục xuất cảnh.
Sau khi qua cửa khẩu, các bạn sẽ về bến xe Bằng Tường (nếu qua của khẩu Hữu Nghị Quan) đợi xe đến khoảng 8 - 8g30 tối sẽ chạy. Trên xe có giường nằm, wc trên xe. Chạy đến Quảng Châu khoảng 7 - 8g sáng ngày hôm sau. Tất cả các xe chạy từ Bằng Tường và Móng Cái đều về bến xe Việt Tú Nam tại Quảng Châu.
Giá vé khoảng 180 tệ/người/chuyển. Các bạn nên mua vé khứ hồi vì khi về sẽ được bố trí chỗ tốt. Khi mình đặt chỗ, hẹn ngày giờ đi các chủ xe sẽ cho xe ra cửa khẩu đón đưa về bến xe tại Bằng Tường.
Liên hệ: (nhà xe đều nói được tiếng Việt)
- Ông Nông: 008613077780888 (quay từ Việt nam)
Nếu liên hệ từ Quảng Châu gặp ông Trương 13286864415
- Số thứ 2: liên hệ đặt chỗ 0086 13878865626 (quay từ Việt nam)
*** Khách sạn:
- Khách sạn Đức Chính: đây là khách sạn do 1 người Việt nam thuê tầng 5 kinh doanh. Khách sạn nằm góc ngã 3 đường Dezheng nanlu và đường Dongyuan heng lu, cách bến xe Việt Tú Nam 200m (đứng quay vào bến xe rẽ phải đi 200m sẽ đến 1 ngã ba, đó chính là khách sạn Đức Chính). Vào sảnh khách sạn, tự bấm tháng máy lên tầng 5. Giá thuê phòng là 150 tệ/đêm.
Từ khách sạn đi vào các trung tâm mua sắm mất từ 10 - 20 tệ tiền taxi (và + 1 tệ/lần tiền giá xăng tăng).
Khách sạn này cũng cung cấp phiên dịch người Việt. Ngoài ra ở đây cũng có dịch vụ chuyển tiền từ Việt Nam sang trong 5 phút với phí dịch vụ là 50 tệ/lần số tiền chuyển bao nhiêu tuỳ mình.
Tại đây có dịch vụ đóng hàng, chuyển hàng hoá về Việt Nam (chuyển cửu vạn ấy) giao hàng tận nhà của mình. Giá chuyển rất rẻ, phụ thuộc vào loại hàng mình cần chuyển. Khi chuyển hàng thì về Việt nam mới phải thanh toán tiền vận chuyển.
- Khách sạn Lido (Lido Hotel) giá thuê phòng đôi standard là 268 đồng/đêm. Khách sạn này nằm trên đường Beijing Lu, là trung tâm mua sắm của Quảng Châu, đắt gấp đôi khách sạn Đức Chính nhưng được cái thuận tiện, xung quanh nhiều hàng ăn rẻ, dễ dàng đi mua sắm bước một bước là ra các cửa hàng quần áo, đồ da
.
Địa chỉ khách sạn: 182 Beijing Road, Guangzhou
Các bạn đặt phòng online trước. Nếu đặt trước giá thuê phòng rẻ chỉ bằng 50% giá mình đến đặt trực tiếp.
*** Về phiên dịch: các bạn nên thuê 1 phiên dịch người Việt dẫn đường, sẽ rất hiệu quả nếu các bạn muốn đi mua sắn, tìm cơ hội làm ăn, giá phiên dịch rất rẻ, chỉ 200 tệ/ngày. Mình chỉ trả tiền đi lại taxi, mời ăn trưa. Người phiên dịch sẽ đón tại khách sạn và trả về khách sạn sau khi kết thúc một ngày.
Liên hệ: anh Hoàng Trạch Nam, số điện thoại: 12434137544 (quay trực tiếp tại Trung Quốc,) nếu quay từ Việt nam là 008613434137544. Các bạn nên điện thoại hẹn trước cho chủ động và để người ta thu xếp cho các bạn người khác trong truòng hợp người ta không đi được. Mình có thể nhờ người ta ra bến xe đón.
Bạn điện thoại đến Khách sạn Đức Chính gặp chị Thuỷ đề nghị bố trí phiên dịch.
*** Địa điểm mua sắm:
Đây là phần quan trọng nhất mình muốn giới thiệu. Tại Quảng Châu, mỗi loại hàng hoá đều có một chợ riêng, chỉ chuyên kinh doanh một loại hàng hoá, như:
- Quần áo: chợ Bạc Mả (tiếng Việt là Bạch Mã) là chợ bán buôn quần áo, toàn bộ người Việt Nam đều sang đâu lấy hàng về Việt Nam bán tại các shop thời trang, giá cả cực rẻ nếu mua số lượng nhiều (từ 5-10 cái trở lên), còn nếu mua 1 cái rất đắt, đắt gần bằng 10 cái và nhiều khi họ cũng không thèm bán cho mình. Các bạn sẽ hoa mắt vì nhiều loại quần áo và các cô bán hàng đẹp như người mẫu.
- Chợ đồ len: nằm trên đường Dezheng nan Lu, gần khách sạn Đức Chính cách khoảng 500m, từ khách sạn Đức Chính rẽ phải theo đường Dezheng nan Lu sẽ gặp chợ bên phía bên phải của đường.
- Chợ đồ da: nằm trên đường Jiefang Beilu và đường Ziyuangang Lu, các trung tâm như Guihualou leather mall, YiSen Leather Building
. Tại đây bán các loại như túi da, ví da, các bạn mà vào đây thì mê mẩn, các hàng hiệu nổi tiếng đều được làm giả như thật, giá rất rẻ nếu mua từ 5 - 10 cái trở lên, mua 1 cái giá rất đắt hoặc không bán.
- Chợ giày dép: tên là Metropolis Shoes city nằm đối diện chợ đồ chơi One Link International Plaza, nằm trên đường Jiefang nan Lu, góc ngã tư đường Yide Lu và Jiefang nan Lu. Chợ này bán buôn tất cả các thể loại giày dép, hàng hiệu, hàng nhái rất rẻ, như thật. Nếu mua nhiều giá rẻ đến sửng sốt.
- Chợ đồ lưu niện: nằm trên đường Yide Lu, tại góc ngã tư đường Yide Lu và Jiefang nan Lu. Đối diện chợ đồ chơi One Link International Plaza và Chợ giầy dép Metropolis Shoes city. Chợ bán buôn bán lẻ các loại đồ lưu niệm.
- Chợ đồ chơi: tên là One Link International Plaza, địa chỉ 39 đường Jiefang nan Lu (Lu có nghĩa là phố, nan là Nam) tại góc ngã tư đường Yide Lu và Jiefang nan Lu.
- Chợ máy tính, linh kiện máy tính: chợ điện tử Thiên Hô, nằm trên đường Tianhe Lu và đường Shipai XiLu chuyên bán buôn, lẻ các loại máy tính, linh kiện máy tính. Đây là một chợ cực lớn, các công ty máy tính tại Việt nam đều nhập hàng về từ đây.
- Chợ điện thoại: tên là Photography electronics city, nằm trên đường Luyin Lu, tại đây có 2 chợ điện thoại, máy ảnh, loa đài. Một bên chuyên bán đồ cũ và một bên chuyên bán đồ mới. Chợ có đủ thể loại điện thoại, hàng thật, hàng nhái hàng hiệu đều có, nếu mua số lượng lớn giá rất rẻ.
- Beijing Lu: đây là phố đi bộ nổi tiếng Quảng Châu và cũng là một trung tâm mua sắm, hàng hoá đắt nhưng cũng có nhiều cửa hàng bán quần áo, túi da, ví da rẻ đến không tưởng tượng nổi. Phố này ngày cũng như đêm đều rất đông đúc.
Chú ý khi bắt taxi thì cần phải thực hiện chiến thuật cướp chỗ, kể cả xe vừa dừng, khách vẫn còn ở trên xe đang trả tiền, các bạn cứ mở cửa nhảy vào trong, nếu không ngay lập tức có người nhảy lên chiếm xe ngay. Vì lượng người đón taxi ở chỗ các chợ rất nhiều, mà xe thì không đủ nên cần phải nhanh chân cướp chỗ, nếu không các bạn đợi ở đó 1 tiếng cũng không bắt được xe.
Nhiêu đó chợ thôi là bạn tha hồ mua sắm thoải mái, vô tư vét sạch túi tiền mà không biết. Mua sắm ở Quảng Châu đúng là rẻ đến sửng sốt thật. Không tin thì bạn qua mua sắm thử mà xem.
▼
Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011
Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011
Sự thật về cái chết mỹ nhân Vương Chiêu Quân
Chiêu Quân được cho là đã tự sát khi sắp hoặc vừa đặt chân lên đất Hồ. Nhưng sự thật là nàng đã sinh con đẻ cái cho vua Hung nô, sau đó lại lấy con trai vị vua này khi ông ta chết.
Vương Chiêu Quân sống cách đây hơn 2.000 năm, thời vua Hán Nguyên đế (năm 49 - 33 TCN). Trong 2.000 năm đó Trung Quốc có vô số giai nhân tuyệt sắc, nàng vẫn được xếp vào nhóm tứ đại mỹ nhân, với sắc đẹp “lạc nhạn”, đẹp đến nỗi làm chim đang bay cũng phải ngẩn ngơ quên vô cánh đến nỗi sa xuống đất.
Vương Chiêu Quân sống cách đây hơn 2.000 năm, thời vua Hán Nguyên đế (năm 49 - 33 TCN). Trong 2.000 năm đó Trung Quốc có vô số giai nhân tuyệt sắc, nàng vẫn được xếp vào nhóm tứ đại mỹ nhân, với sắc đẹp “lạc nhạn”, đẹp đến nỗi làm chim đang bay cũng phải ngẩn ngơ quên vô cánh đến nỗi sa xuống đất.
Huyền thoại về cái chết tiết liệt của Chiêu Quân
Có vô số sách vở, tiểu thuyết, kịch… về Chiêu Quân, kể chuyện một cô gái sở hữu sắc đẹp xuất chúng nhưng vì không đút lót tiền cho thợ vẽ Mao Diên Thọ nên chân dung của nàng khi đến tay nhà vua chẳng những kém phần xinh đẹp mà còn có một “nốt ruồi sát phu” ở dưới khóe mắt. Dĩ nhiên, hoàng đế không đời nào lại vời một cô gái có khiếm khuyết như vậy. Vì thế, Vương Chiêu Quân chịu cảnh lạnh lùng trong hậu cung.
Nhờ tiếng đàn tuyệt diệu, Chiêu Quân được thái hậu biết đến và giới thiệu với Hán Nguyên đế. Được biết đến một trang tuyệt sắc suýt bị bỏ quên trong thâm cung, nhà vua mừng rỡ, sủng ái nàng hết mực. Mao Diên Thọ sợ tội, trốn sang Hung Nô, dâng cho thiền vu bức chân dung của nàng. Vua Hung Nô mê đắm, bèn sai sứ yêu cầu nhà Hán nộp Chiêu Quân cho mình, nếu không sẽ khởi động can qua. Vì yếu thế, vua Hán đành gạt nước mắt tiến Chiêu Quân đi. Đến Nhạn Môn quan, Chiêu Quân ôm đàn chơi một khúc nhạc bi thiết rồi gieo mình xuống sông tự tử.
Một giả thuyết khác kể rằng, khi sang đến đất Hồ, Chiêu Quân yêu cầu vua Hung Nô xây một chiếc cầu trên sông Hắc Thủy để làm lễ tạ ơn trời đất. Cầu xây xong, nàng bước lên, nhìn cánh chim nhạn trên bầu trời, ngó xuống ngắm dòng nước chảy xiết, ngâm một bài thơ rồi nhảy xuống sông, xác nàng trôi về tận Trung Nguyên.
Lại có sách kể, Chiêu Quân sang đến đất Hồ đã đưa ra điều kiện đầu tiên để nàng phục tùng là trị tội Mao Diên Thọ. Sau khi Thọ bị vua Hung Nô giết, nàng cũng tự sát.
Tứ đại mỹ nhân Trung Hoa
Thực tế, Vương Chiêu Quân không hề tự tử để tránh cái số phận làm vợ vua Hung Nô. Nàng đã thực sự trở thành vợ yêu của vị thiền vu Hô Hàn Tà, theo cách nói ngày nay là trở thành “sứ giả hòa bình” góp phần tạo nên 60 năm quan hệ tốt đẹp giữa nhà Hán và Hung Nô.
Vương Chiêu Quân xuất thân trong một gia đình thường dân ở Hồ Bắc, được tuyển vào cung một thời gian dài mà vẫn không được vua vời đến nên vẫn chỉ là một cung nữ bình thường. Với hậu cung với hàng nghìn gái đẹp của các hoàng đế Trung Quốc, chuyện một trang tuyệt sắc bị bỏ quên hoặc không được vua biết tới là rất bình thường. Cũng có sách nói Hán Nguyên đế từng “ngự hạnh” Chiêu Quân, nhưng vẻ đẹp của nàng không hợp mắt vua nên sau đó không được nhớ đến nữa.
Năm 33 TCN, thiền vu Hung Nô là Hô Hàn Tà vào chầu vua Hán (sự thực là vào thời gian này, Hung Nô đã chịu triều cống nhà Hán), tỏ ý muốn cưới một công chúa Hán triều. Vì không muốn gả công chúa nên vua Hán quyết định ban cho Hô Hàn Tà 5 cung nữ, trong đó có Vương Chiêu Quân. Theo sách “Hậu Hán thư”, chính Chiêu Quân tình nguyện xin đi, có thể vì nàng quá tuyệt vọng với tiền đồ của mình trong cung Hán. Và cũng theo một số tài liệu, đến lúc này Hán Nguyên đế mới biết mặt Vương Chiêu Quân, tiếc đứt ruột vì mình đã bỏ sót một nhan sắc khuynh thành, muốn giữ nàng lại nhưng vì “vua không nói hai lời” nên đành ban nàng cho chúa Hung Nô.
Trên đất Hung Nô, nàng cung nữ bị bỏ quên Vương Chiêu Quân mới được hưởng địa vị của một bà chúa, được thiền vu sủng ái. Nàng sinh được ba người con, trong đó một con trai chết sớm, người còn lại là con trai tên là Y Chư Trí Nha Sư và một con gái. Mấy năm sau, Hô Hàn Tà chết. Theo tục lệ Hung Nô, khi cha chết thì con được quyền lấy vợ cha theo tục nối dây. Là người Hán, Chiêu Quân cảm thấy khó chấp nhận điều này nên đã gửi thư xin vua Hán cho mình trở về quê. Vua Hán lúc này là Thành đế trả lời rằng đã ở đâu thì phải theo phong tục đó. Vì thế, Chiêu Quân trở thành vợ của Phục Chu Luy Nhược Đề, con trai lớn của Hô Hàn Tà, và sinh thêm hai người con gái với vị thiền vu này.
Không rõ Chiêu Quân qua đời năm bao nhiêu tuổi nhưng chắc chắn không có chuyện nàng tự sát để khỏi phải lấy chúa Hung Nô. Chuyện nàng tự tử chẳng qua xuất phát từ thành kiến của người Hán xem các dân tộc như Hung Nô là man di mọi rợ, việc một nhan sắc tuyệt thế người Hán phải làm vợ Hung Nô là “vấy bẩn danh tiết” nên mới “bắt” nàng phải chết.
Vì có nhiều cách kể về cái chết của Chiêu Quân nên hiện có nhiều ngôi mộ được cho là của nàng. Ngay trong đất Mông Cổ đã có hai “mộ Chiêu Quân”, cả hai đều cỏ xanh ngăn ngắt nên gọi là “thanh trủng” (mồ xanh). Ở tỉnh Tuy Viễn của Trung Quốc, nơi giáp biên giới Mông Cổ, được cho là nơi Chiêu Quân tự tử, cũng có ngôi mộ của Chiêu Quân và hai thị nữ cùng quyên sinh với nàng.
Thứ Ba, 20 tháng 9, 2011
Kí Sự Yunan : Thúc Hà Shuhe
Một trong những điều thú vị nhất của đi bụi chính là "được quyền lang thang" bao lâu cũng được, nơi nào cũng được, và chẳng có tour guide nào hối thúc bạn cả. Chúng tôi đã đi như thế, nhởn nha trong ánh nắng chiều nơi cổ trấn, có những ngõ vắng quanh co nhỏ hẹp. Thế đấy, Shuhe (Thúc Hà) bỗng chốc khoác một nét đẹp xưa cũ đầy quyến rũ của thời gian...
Rời những con đường rộng, chị em tôi rẽ sang một lối quanh co vắng người. Đi ngang một quán cofe nhỏ, dường như nó chưa tỉnh giấc, vẫn đang say nồng dù mặt trời đã đứng bóng. Tôi tò mò ghé mắt nghía xem thì thấy quán cofe này thật lạ, nó như một căn hầm vì thấp hơn mặt đường ấy. Sau đó, chị em tôi đi qua một cây cầu đá, trên cầu có vài người nài ngựa vẫn gạ chúng tôi làm "đại hiệp", tiếc là chúng tôi không có nhu cầu. Sang bên kia cầu, thấy bóng dáng 2 cụ người Naxi đang xem tivi, trên vai vẫn là 2 cái gùi quen thuộc.
Ngõ vắng quanh co
2 cụ già người Naxi đang xem tivi ké
Xem chán, rồi 2 cụ bỏ đi, tiếp tục một ngày làm việc của mình
Trên chiếc cầu đá kia, có đôi tình nhân đang chụp ảnh cưới, nhưng chúng tôi chỉ chú ý đến cái "tửu điếm" cũ kỹ này thôi, nó thật nổi bật dưới nền trời trong xanh của Shuhe
Chúng tôi không qua cầu nữa, rẽ sang trái thôi, có một cái chợ nhỏ, vắng khách và một người Naxi đang ngồi dưới ánh nắng đong đếm công sức của mình
Tiếp tục đi đến một ngã ba, chúng tôi lại rẽ trái và bắt đầu phát hiện những bất ngờ thú vị
Luống hoa cải vàng đầu tiên ở Shuhe đã làm chúng tôi dừng chân đôi chút
Với ai đó, mùa hoa cải vàng đã trở nên bình thường rồi, nhưng với bà chị tôi, đó là một mong muốn chưa được thực hiện.
Không phải những thảo nguyên đầy hoa cải như chúng tôi vẫn thấy trên google, mà chỉ là những luống cải nhỏ thôi. Nhưng với những kẻ nửa mùa như chúng tôi, thế là đủ!
Rời vườn hoa cải, chúng tôi tiếp tục lang thang Shuhe, rảo bước trong vô định, ánh nắng chiều chốc chốc vẫn len lỏi vào từng con ngõ vắng tênh…
Rời cuộc sống tất bật, những âu lo đời thường để thả lòng mình thong dong theo con đường lát đá, để hóng cái nắng, cái gió và hơi thở cuộc sống – tất cả những điều này không phải lúc nào cũng làm được. Vậy nên, chúng tôi phải trân quý và cố gắng nhớ lấy khung trời bình yên này.
Điểm tô thêm một chút đỏ
Những con đường nhỏ, hẹp, mà có lẽ chỉ có những ai đi bộ mới có thể mò vào tận đây mà thôi. Thật lạ là chẳng thấy bóng dáng người nào cả, chắc chắn chúng tôi là những vị khách duy nhất phá bĩnh bầu không khí yên ắng này bằng những bước chân.
Hoàn toàn không có ai ở đây
Bà chị tôi cũng trở nên im lặng lạ thường, không thắc mắc mình đang đi đâu nữa. Thấy tôi quay đầu rẽ hướng khác, chị ta mới bật thành tiếng bảo tôi đi tiếp nữa đi. Ừ thì tôi đi tiếp vậy.
Nếu bầu trời thâm u hơn một tí, màu sắc kiểu như cái phim “chạng vạng” ấy thì chắc còn thú vị hơn. Tôi tưởng tượng được cả ánh đèn lồng thấp thoáng trong khung trời như thế! Quay sang tính nói với bà chị, nhưng bà chị tôi đã đi đâu mất, chắc có lẽ rẽ sang hướng nào rồi.
Lần này, tôi nghe thấy tiếng bước chân của riêng mình, vừa đi tìm bà chị vừa nghĩ đến thêm hình ảnh những ngõ vắng Shuhe chìm trong mưa. Ừ, mưa thì đường sẽ trở nên trơn trượt, những khối đất ươn ướt, nhão ra, tầm nhìn sẽ mù mờ một chút nhưng lại có gì man mác lắm khi thấy ánh đèn le lói qua song cửa của một gia đình nơi đất khách… À, rõ là hão huyền, ngày còn chưa tắt mà!
Phố yên ắng đến nỗi thèm thêm vài bước chân đi cùng. Nhưng vẫn là tiếng dép kẻ lữ hành xua đi xoèn xoẹt trên nền đá. Ngó vào nhà kia, vẫn thấy vắng tênh, nửa muốn vào, nửa muốn không, rồi quyết định không vào, đơn giản đó chẳng phải nơi mà kẻ lữ khách này thuộc về!
Rẽ qua 2 con đường nhỏ nữa thì tôi bắt đầu nghe thấy những bước chân “khác mình”, dấu hiệu của con người! Tự dưng lúc này lại nhớ đến một đoạn văn đọc được ở đâu đó nói rằng: “Điều con người cần nhất không phải đất đai, nhà cửa, tiền tài, mà điều con người cần nhất chính là con người”… Tôi bước nhanh qua những hàng ngô vàng, những quả thông to treo lủng lẳng…
Và cứ đi theo tiếng bước chân “khác mình” sẽ tìm đến được thôi, “điều con người cần nhất” ấy là đây!
Rồi một con đường mới lại mở ra, thôi thúc bước chân kẻ lữ hành phải đi tiếp
Tôi gặp bà chị ở cuối con đường này, đúng là những con người không hề sợ lạc. Hoặc mọi con đường ở đây đều giao nhau ở đâu đó, hoặc đó là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà Shuhe đã dành tặng cho những kẻ “ngoan ngoãn” dò dẫm theo nó?! Dù là gì cũng được, vì chúng tôi biết rằng, mình sẽ luôn tìm thấy những điều bất ngờ phía trước, cổ trấn Shuhe chứa đựng nhiều thứ bất ngờ hơn chúng tôi tưởng...
Thọ Bùi YM
Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011
Lừa du khách bằng mỹ nhân kế
Liên, một hướng dẫn viên du lịch người địa phương đã cảnh báo ngay với du khách Việt Nam, đặc biệt là nam giới có thể nói được tiếng Anh rằng nguy cơ bị người đẹp cho vào tròng tại các khu phố mua sắm là rất cao.
Cụ thể là tại các khu mua sắm đông khách như phố Nam Kinh (Thượng Hải), Vương Phủ Tĩnh (Bắc Kinh) thường xuyên có những cô gái đẹp giả vờ hỏi đường du khách nam đi một mình hoặc đi nhóm 2-3 người (bao giờ các cô gái đẹp hỏi đường cũng đi thành nhóm bằng số lượng với nhóm du khách nam). Ban đầu là bằng tiếng Hoa, du khách thường sẽ trả lời lại bằng tiếng Anh thì các cô này cũng đối đáp rất trôi chảy bằng tiếng Anh. Tiếp theo là màn làm quen, trò chuyện và sau đó là mời cùng ghé vào một quán cà phê hoặc quán nước gần đó. Sau một hồi trò chuyện, những người đẹp này thậm chí sẽ giành trả tiền nước rồi xin phép vào nhà vệ sinh trang điểm hoặc đi vệ sinh và nhanh chóng... biến mất.
Cụ thể là tại các khu mua sắm đông khách như phố Nam Kinh (Thượng Hải), Vương Phủ Tĩnh (Bắc Kinh) thường xuyên có những cô gái đẹp giả vờ hỏi đường du khách nam đi một mình hoặc đi nhóm 2-3 người (bao giờ các cô gái đẹp hỏi đường cũng đi thành nhóm bằng số lượng với nhóm du khách nam). Ban đầu là bằng tiếng Hoa, du khách thường sẽ trả lời lại bằng tiếng Anh thì các cô này cũng đối đáp rất trôi chảy bằng tiếng Anh. Tiếp theo là màn làm quen, trò chuyện và sau đó là mời cùng ghé vào một quán cà phê hoặc quán nước gần đó. Sau một hồi trò chuyện, những người đẹp này thậm chí sẽ giành trả tiền nước rồi xin phép vào nhà vệ sinh trang điểm hoặc đi vệ sinh và nhanh chóng... biến mất.
Sau khi đợi mãi không thấy người đẹp quay lại, các chàng du khách còn đang bâng khuâng xao xuyến nhưng đến lúc phải ra về thì chủ các gian hàng cạnh quán nước sẽ chạy đến nắm áo đòi trả tiền mua hàng! Người bán giải thích: “Bạn gái anh đã mua các món này, món này… và đã cầm trước một số món, một số món bảo tôi đóng gói giao cho anh rồi lấy tiền luôn thể! Rõ ràng hai người nãy giờ ngồi chung mà!...”.
Không muốn làm ầm ĩ vì sợ xấu hổ, đa số du khách đành móc tiền ra trả mà không báo cảnh sát hoặc hướng dẫn viên nhờ can thiệp. Một hướng dẫn viên cho biết trung bình một cú lừa như vậy từ 5 đến 10 ngàn nhân dân tệ (khoảng hơn 16 triệu đến 32 triệu đồng).
Cặp vợ chồng vua chúa dị nhất Trung Quốc
Hoàng đế ngu đần, ngớ ngẩn, hoàng hậu vừa xấu xí vừa dâm loạn, độc ác, "cặp đôi trời sinh" này là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử Trung Quốc.
Thành ngữ “Lang tài nữ mạo” (trai tài gái sắc) dùng để chỉ đôi tài tử giai nhân có mối lương duyên mỹ mãn luôn khiến người đời ngưỡng mộ. Nhưng lịch sử Trung Quốc lại đặt cho Tư Mã Trung hoàng đế và Giả Nam Phong hoàng hậu biệt danh này để chế nhạo trí tuệ kém cỏi của đấng quân vương và nhan sắc ma chê quỷ hờn của người đàn bà dâm loạn này.
Tấn Huệ đế Tư Mã Trung là vua thứ hai của nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Theo “Tấn thư” và “Tư trị thông giám”, Tư Mã Trung nổi tiếng là ông vua không có năng lực cai quản đất nước. Trong thời gian trị vì, hoàng đế này đã khiến loạn bát vương xảy ra, gây kiệt quệ triều Tây Tấn.
Thành ngữ “Lang tài nữ mạo” (trai tài gái sắc) dùng để chỉ đôi tài tử giai nhân có mối lương duyên mỹ mãn luôn khiến người đời ngưỡng mộ. Nhưng lịch sử Trung Quốc lại đặt cho Tư Mã Trung hoàng đế và Giả Nam Phong hoàng hậu biệt danh này để chế nhạo trí tuệ kém cỏi của đấng quân vương và nhan sắc ma chê quỷ hờn của người đàn bà dâm loạn này.
Tấn Huệ đế Tư Mã Trung là vua thứ hai của nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Theo “Tấn thư” và “Tư trị thông giám”, Tư Mã Trung nổi tiếng là ông vua không có năng lực cai quản đất nước. Trong thời gian trị vì, hoàng đế này đã khiến loạn bát vương xảy ra, gây kiệt quệ triều Tây Tấn.
Vị vua ngốc nghếch Tấn Huệ đế.
Trong “Tư trị thông giám” còn liệt rõ câu chuyện chứng minh trí tuệ “ngắn ngủn” của Tư Mã Trung. Một hôm, khi đang dạo chơi trong Hoa Lâm viên của hoàng cung, vua bỗng nghe thấy tiếng kêu của ếch trong đầm bèn ngây ngô hỏi thị thần: “Ếch nó kêu vì việc công hay vì việc tư đấy?”. Đám thị thần nghe vậy há hốc miệng, không biết trả lời thế nào cho phải.
Lại có lần, đất nước khổ sở vì lâm vào nạn đói, dân tình chết như rạ, gạo không có nửa hạt để ăn. Hay tin, Huệ đế buột miệng hỏi: “Dân chúng không có cơm ăn, sao không ăn cháo thịt?”. Cháo thịt với nguyên liệu gạo tinh và thịt nạc vốn là món khoái khẩu của Tư Mã Trung.
"Sự nghiệp trị quốc" của Tấn Huệ đế ngây ngô kéo dài trong 16 năm. Tháng 11 năm 306, Tấn Huệ Đế qua đời trong một ngày mùa đông rét mướt sau khi ăn nửa miếng bánh. Sử sách hoài nghi chính Đông Hải vương Tư Mã Việt đã ra tay hạ độc.
Còn nhan sắc “ma chê quỷ hờn” của Giả Nam Phong hoàng hậu được sách “Tấn thư Huệ Giả hoàng hậu truyền” mô tả rằng: “Giả Nam Phong có dáng người thấp lùn, da đen răng vẩu, lưng gù chân to, ngũ quan không cân đối, tính tình thô lỗ, lông mày còn có vết sẹo dài xấu xí”.
Lại có lần, đất nước khổ sở vì lâm vào nạn đói, dân tình chết như rạ, gạo không có nửa hạt để ăn. Hay tin, Huệ đế buột miệng hỏi: “Dân chúng không có cơm ăn, sao không ăn cháo thịt?”. Cháo thịt với nguyên liệu gạo tinh và thịt nạc vốn là món khoái khẩu của Tư Mã Trung.
"Sự nghiệp trị quốc" của Tấn Huệ đế ngây ngô kéo dài trong 16 năm. Tháng 11 năm 306, Tấn Huệ Đế qua đời trong một ngày mùa đông rét mướt sau khi ăn nửa miếng bánh. Sử sách hoài nghi chính Đông Hải vương Tư Mã Việt đã ra tay hạ độc.
Còn nhan sắc “ma chê quỷ hờn” của Giả Nam Phong hoàng hậu được sách “Tấn thư Huệ Giả hoàng hậu truyền” mô tả rằng: “Giả Nam Phong có dáng người thấp lùn, da đen răng vẩu, lưng gù chân to, ngũ quan không cân đối, tính tình thô lỗ, lông mày còn có vết sẹo dài xấu xí”.
Nhan sắc "ma chê quỷ hờn" của Giả Nam Phong Hoàng hậu.
Khi Tấn Huệ đế và Giả Nam Phong kết duyên vợ chồng, dân chúng thập phương đều chế nhạo đây quả một cặp “lang tài nữ mạo” đệ nhất thiên hạ. Hai người có với nhau bốn người con, nhưng đều là nữ nhi. Vì thế, Giả Nam Phong luôn tỏ thái độ đố kỵ, ghen ghét các phi tần trong triều.
Người phụ nữ “xú bát quái” này sẵn sàng lồng lộn khi trông thấy Tấn Huệ đế gần gũi với những mỹ nhân khác. Lo sợ các phi tần sẽ sinh được thái tử, ngôi hậu sẽ tuột khỏi tay, Giả Nam Phong luôn tìm cách hãm hại và ngăn cản chồng chung đụng giường chiếu với các phi tần.
Không chỉ nổi tiếng bởi thói độ kỵ, chanh chua, người đàn bà kém sắc này còn là một trong những "thiên hạ đệ nhất độc phụ". Có lần, Giả Nam Phong tự tay đâm chết một tiểu thiếp của chồng, bào thai trong bụng cũng rơi xuống đất. Bố chồng bà ta là Tấn Vũ đế hay tin đã nổi trận lôi đình, định phế bỏ con dâu. Nhưng vì nể cha Giả Nam Phong là Giả Sung, vốn có công lớn với triều đình nên vẫn cho tại vị. Tấn Vũ đế không ngờ rằng, sự nhân nhượng không đúng lúc của mình đã gây họa lớn cho nhà Tây Tấn. Sau khi được sắc phong ngôi hậu, Giả Nam Phong “dắt mũi” người chồng ngờ nghệch, thao túng triều chính và gây ra loạn bát vương kéo dài suốt 16 năm, khiến 10 vạn người phải bỏ mạng, nhà Tấn dần kiệt quệ và dẫn tới diệt vong.
Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011
Nàng dâu tuyệt sắc của Tào Tháo và số phận bi thảm
Nàng là một trong ba mỹ nhân đẹp nhất thời Tam quốc, đến nỗi cha con Tào Tháo đều muốn chiếm lấy. Nhưng cuộc đời nàng cũng bất hạnh không ai bằng.
Nàng là Chân Mật, vợ của Ngụy Văn đế Tào Phi, ông vua đầu tiên của nhà Ngụy, và là mẹ của ông vua thứ hai nhà Ngụy: Tào Tuấn.
Cảnh trong phim Lạc Thần
Phận gái đổi chồng vì nhan sắc
Chân Mật sinh ra trong một gia đình danh giá, giàu có. Nhan sắc của nàng lộng lẫy đến nỗi thời Tam quốc có câu: “Đông Ngô hữu nhị Kiều, Bắc phương Chân Mật tiếu”. Như vậy, Chân thị ít ra cũng đẹp không kém gì hai nàng Đại Kiều và Tiểu Kiều nhà Đông Ngô. Chính vì nổi tiếng như vậy nên Viên Thiệu, chúa tể Ký Châu, đã cưới nàng cho đứa con thứ ba của mình là Viên Hy.
Họ Viên dần dần bị Tào Tháo triệt hạ. Năm 204 khi Tào Tháo đánh Nghiệp Thành, thủ phủ của Ký Châu, Chân thị, khi đó 22 tuổi lọt vào tay quân Tào. Thấy nàng quá xinh đẹp, con trai lớn mới 18 tuổi của Tào Tháo là Tào Phi lập tức si mê, đoạt lấy nàng làm vợ. Theo Tam quốc diễn nghĩa, khi thắng trận, Tào Phi dẫn quân xông thẳng vào nhà họ Viên, thấy hai người đàn bà đang ôm nhau khóc, hỏi ra thì là vợ và con dâu thứ ba của Viên Thiệu. Phi kéo người phụ nữ trẻ lại gần, thấy tuy cố làm cho đầu bù, mặt nhọ nhưng quả là một trang quốc sắc, bèn dịu giọng hứa sẽ bảo toàn cho cả gia đình. Khi gặp Thào Tháo, vợ Viên Thiệu biết ý Phi bèn dâng nàng dâu cho Phi, dù con trai bà ta lúc đó còn sống. Tháo nhìn dung nhan Chân thị, gật đầu nói: “Thật đáng là con dâu họ Tào”.
Nhiều sách khác lại kể rằng, vì nghe đồn về nhan sắc kiều diễm của Chân thị, chính Tào Tháo rất thèm khát nên khi đem quân triệt hạ họ Viên đã có ý định chiếm lấy nàng về mua vui cho mình. Vì thế, ông ta ra lệnh không ai được xâm phạm đến gia quyến nhà họ Viên. Thật không may là cậu con trai nhanh chân hơn đã chiếm được người đẹp, khiến Tào Tháo tuy tiếc đứt ruột vẫn phải cưới nàng cho con trai mình.
Chân thị làm vợ Tào Phi được 8 tháng thì sinh con trai là Tào Tuấn. Vì sinh hơi sớm nên sau này, khi nàng bị thất sủng, tình địch là Quách thị đem việc này ra dèm pha, nói rằng Tào Tuấn thực ra là con của Viên Hy chứ không phải máu mủ họ Tào. Tuy nhiên, Tào Phi đủ khôn ngoan để không chối bỏ giọt máu của mình vì khi Chân thị về với y, Viên Hy đã rời vợ đi trấn thủ U Châu đã gần năm trời. Nàng thành vợ Tào Phi được mấy năm thì chồng cũ bị chặt đầu.
Bị chồng bức tử
Tào Tháo mất, Tào Phi kế nghiệp làm Ngụy Vương. Được it lâu, Phi bức Hán Hiến đế nhường ngôi, trở thành hoàng đế đầu tiên của nhà Ngụy. Chân thị trở thành vợ vua, mẹ của thái tử Tào Tuấn, nhưng hạnh phúc không đến với nàng bởi Tào Phi đã có nhiều mỹ nhân khác, nhất là từ khi Phi sủng ái người đẹp họ Quách thì càng lạnh nhạt với nàng, suốt thời gian dài không đoái hoài gì đến.
Dù hết được sủng ái nhưng Chân thị vẫn là vợ cả, vì vậy Quách thị quyết tâm tiêu diệt nàng để trở thành chủ hậu cung. Họ Quách ra sức dèm pha, vu khống Chân thị với Tào Phi, khiến nàng ngày càng bị ghẻ lạnh. Bị bức ép nhiều quá, có những lúc nào cũng phẫn uất phản ứng lại, hậu quả là càng bị chồng ghét bỏ thêm. Quách thị lại tố cáo là Chân thị yểm bùa hãm hại chồng. Tào Phi cho tra xét, quả nhiên bắt được tượng gỗ đề tên mình trong phòng Chân thị, tin ngay là vợ cả muốn giết mình, bèn ta lệnh cho nàng uống thuốc độc tự tử, khi chết rồi phải nhét cám vào mồm, rũ tóc che khuất mặt mới được mai táng. Khi đó, nàng 39 tuổi.
5 năm sau, Tào Phi chết, con của Chân thị là Tào Tuấn lên ngôi, tức là Ngụy Minh đế. Nàng họ Quách tuy không có con nhưng là hoàng hậu của Tào Phi nên nghiễm nhiên trở thành thái hậu. Còn Chân thị bạc mệnh chỉ được an ủi với danh hiệu “Văn Chiêu hoàng hậu” mà con trai truy tặng cho mình.
Nghi án “mối tình câm” với em chồng
Một năm sau khi Chân thị qua đời, Tào Thực, em trai Tào Phi, đi qua sông Lạc Thủy nằm mộng thấy nữ thần sông này, tỉnh dậy cảm động mà viết bài “Lạc thần phú” nổi tiếng. Nhiều người cho rằng, bài thơ này được viết tặng hương hồn mỹ nhân họ Chân, và nữ thần sông Lạc mà Tào Thực gặp trong mơ chính là Chân thị.
Không ít sách vở viết rằng, giữa Tào Thực và Chân thị từ lâu đã có tình cảm sâu nặng nhưng không ai nói ra, chỉ để lộ qua ánh mắt. Đây là một trong những nguyên nhân khiến Tào Thực bị Tào Phi ghét cay ghét đắng, ra sức chèn ép. Theo những người tin vào giả thiết này, Chân thị bị Tào Phi cưỡng hôn nên vốn đồng sàng dị mộng, khi gặp em chồng có tâm hồn thi nhân thì rung động. Còn Tào Thực thì cảm sắc đẹp, nét dịu dàng hiện hậu của chị dâu, cộng với xót thương cho tình cảnh bất hạnh của chị nên giữa hai người “tình trong như đã”. Có truyện kể, khi quân Tào đánh Nghiệp Thành, bắt gia quyến họ Viên, chính Tào Thực đã xin cha gả Chân thị cho mình, nhưng Tháo lại gả cho Phi.
Tuy nhiên, theo một số sử gia, chuyện tình chị dâu em chồng này không có thực, bởi khi Tào Tháo hạ Nghiệp Thành, Tào Thực mới 13 tuổi, ít hơn Chân thị 9 tuổi, nên khó có chuyện xin cha cho cưới nàng. Giới nghiên cứu cũng cho rằng, bài “Lạc thần phú” không phải viết về Chân thị, vì nếu đây là bài phú tưởng nhớ giai nhân họ Chân thì Tào Thực phải tôn nàng là thần sông Chương, con sông ở Nghiệp Thành, nơi có mộ của nàng, chứ không phải sông Lạc ở gần lạc Dương.
Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011
Yunnan Trung Quốc
Tôi nhớ mình từng đọc được ở đâu đó rằng, một trong những điều “must do” ở Lijiang chính là lên Wangu Lou (Vạn Cổ Lâu) nghe tiếng chim hót và các cụ già kể chuyện. Hôm nay, chúng tôi đã tìm được đến đây, chỉ còn cách những bậc thang này thôi.
Wangu Lou
Có tiếng chim hót
Tiếc là chẳng nghe được cụ già nào kể chuyện cả, chỉ gặp vị sư già hiền từ mỉm cười với chúng tôi rồi tiếp tục thiền giữa hoàng hôn cuối ngày (chẳng như ông sư dỏm online laptop suốt ngày ở Ngũ Phụng Lâu). Chúng tôi dường như là những vị khách duy nhất của Wangu Lou, mọi thứ đều yên ắng, các cửa sổ của tầng trên cùng đã khép, tự tay chúng tôi lại mở ra đón lấy những cơn gió lạnh ào ạt ùa vào.
Rồi cái nắng chợt bừng lên
Cảnh hoàng hôn mà chúng tôi mong đợi là đây
Hiện đại và cổ kính nhìn từ xa
Gần hơn
Tôi không biết Wangu Lou này có giờ đóng cửa cho khách tham quan hay không, một lúc sau có người lên, tôi thấy bảng tên nên đoán cậu này trông coi ở đây. Và có lẽ đến giờ phải khép hết cửa, tôi thấy cậu ta rất kiên nhẫn khi chờ cho chúng tôi chụp đã đời với nụ cười hiếu khách. Đáp lại điều đó, chúng tôi cũng tự giác đóng lại cửa sổ giúp cậu ta (ban đầu do chúng tôi mở chứ ai).
New town đây!
Old town dưới nắng vàng
Chúng đã ở đây bao lâu?
Chúng tôi đi xuống thì đèn tắt dần dần hết, đúng là họ hạn chế giờ tham quan. Bước xuống gặp vị sư lúc nãy, vẫn là gương mặt ấy, nụ cười hiền từ ấy, ấm áp thay. Đèn cao áp bỗng bật sáng hướng về Wangu Lou, làm cho nó nổi bật một ánh vàng rất lộng lẫy. Giờ tôi mới để ý khoảnh sân phía trước này có vẽ hình bát quái, đạo giáo có liên quan gì ở đây không nhỉ?
Những bậc thang của Wangu Lou
Lên đèn nào!
Wangu Lou có 5 tầng, cao khoảng 33m, sau đó về hostel tôi có nghe bạn TQ kể rằng ở tầng trên cùng có hết thảy 13 "angles" tượng trưng cho 13 đỉnh của Ngọc Long Tuyết Sơn. Tôi không thấy nên không biết có đúng không, ai đi thì kiểm chứng lại nhé! bằng cách nào ư? Leo lên!
Wangu Lou khoác ánh sáng vàng rực
Lúc bước xuống tôi thấy cậu thanh niên trên Wangu Lou lúc nãy cũng đi xuống mất, tôi tự hỏi thế vị sư kia ban đêm ở đây một mình tụng kinh ah? Tôi không thấy thêm bất kỳ ai ở đó nữa cả!
Tôi thích lối đi này ghê, ánh đèn và những bậc thang, chỗ này buổi tối xúm nhau kể chuyện ma vui lắm!
Giờ đi về phía kia thôi, ngắm Lijiang từ trên cao lúc lên đèn xem hấp dẫn thế nào nhé!
Trấn Dayan lúc bắt đầu lên đèn thế này đây
Trên cao gió thổi lạnh lắm, chỉ có vài du khách chụp choẹt ở đây, tôi không rành kỹ thuật chụp hình nên không rõ giữa trời đêm này họ bắn flash từ độ cao này chụp xuống sẽ thấy cái gì nữa, mà bắn liên tục ấy chứ, ai mà ở dưới đó nhìn lên tưởng trên này múa đèn không chừng! Về lục ảnh thấy hư nhiều quá, toàn bị ánh flash đó làm nhòe ảo mất. Nhưng cũng còn may còn vài tấm xem được.
Khoảng 8h hơn thì cái quán nhỏ trên đây bắt đầu đóng cửa, tôi thấy mọi người bắt đầu rời khỏi đây, chúng tôi cũng mau mau chuồn khỏi, trở về với trấn dayan dưới chân núi. Những "con ma trơi" hình như cũng đang đi theo.
Lúc leo xuống thì tôi ngửi được mùi thức ăn (đói là thính lắm haha!), lại gần thấy họ đang chiên cơm. Mấy ngày nay không có được hạt cơm nào, quay sang nhìn bà chị, bả im re nhưng mắt long lanh, rồi vậy là hiểu. Tôi vào vào xí xa xí xồ hầm bà lằng thì cuối cùng cũng được phục vụ dĩa cơm chiên trứng với cà chua, ăn ngon đáo để, 10 tệ/dĩa.
Sau này đi ăn rong thì mới biết thế là đắt, ở hostel bạn hoàn toàn có thể nấu cơm hoặc mua cơm đã nấu với giá khoảng 2- 3 tệ (bữa ở hostel Lijiang, chị Ying Zhuen còn “gift” chúng tôi tô cơm nóng đầy ụ free nữa mà lúc đó chúng tôi sắp dạo phố nên từ chối), mua thêm quả trứng, cà chua nữa, xào nấu lên thì chỉ khoảng 5, 6 tệ là cùng! Ai đi kiểu kháng chiến trường kỳ thì nên chăm nấu ăn để tiết kiệm nhé.
Tôi vốn rất kén ăn nên khi đi có mang theo 1 túi thịt chà bông (miền Bắc hình như gọi là ruốc), rất hiệu quả cho những ai kén ăn nhưng vẫn muốn đảm bảo khẩu phần thịt nhé! Bà chị tôi thì mang theo một số đồ hộp nữa, sữa tươi thì đầy luôn, nhưng không thấy hải quan kiểm tra hay bắt bỏ lại gì cả (dù trước đó nghe nhiều thông tin là sữa tươi và đồ hộp bị giữ lại), chắc chúng tôi may mắn.
Trấn Dayan vẫn như đêm đầu tiên, ánh đèn sáng rực, chúng tôi ngồi lại ở phố Sifang cho xuống bụng vì lỡ ăn quá nhiều keke. Mà chính xác hơn là ngồi “nghe cọp” nhạc live từ quán bar nhỏ kia, rất trầm ấm, không hề có âm thanh điện tử, chỉ toàn chất mộc của acoustic thôi. Cạnh tôi, một bà mẹ trẻ cùng đứa con hát nghêu ngao trông hạnh phúc quá, bỗng nhiên nhớ nhà một tẹo, ước gì ba mẹ có thể cùng tôi nghe thấy những điều bình yên thế này.
Sau đó chị em tôi đi dạo quanh Dayan đến tận nửa đêm tối mịt mới về, tìm lại những góc đường đang trở nên quen thuộc, có chút cảm giác gì đó lạ lắm dấy lên trong lòng. Tôi thì vẫn chưa nhớ rõ đường về hostel, chỉ có bà chị là rẽ đúng con đường, ngõ hẻm, thế là một đêm nữa lại sắp trôi qua...