Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Nguyễn An Người Xây Dựng Cố Cung Trung Quốc

Tử Cấm Thành Trung Quốc"tác phẩm" của Người Việt Nam

Có thể bạn chưa biết đến những công trình lớn tại Bắc Kinh như  Tử Cấm Thành, Càn Thanh cung, Thành trì Bắc Kinh, Điện Phụng Thiên ,các phủ triều đình … các công trình khác lại từ bàn người Việt Nam xây dựng.

    Đó là Nguyễn An , người mang dòng máu Việt Nam với tài năng, trí thông minh và niềm đam mê công việc cao cả đã xây dưng lên những công trình hoành tráng được người đời nể phục .


Toàn cảnh Cố Cung

Kiến trúc sư: Nguyễn An

  Người tổng công trình sư này đã làm nên một kiến trúc lẫy lừng. Đó là cố cung Bắc Kinh hay còn được gọi là Tử Cấm Thành (du lịch Trung Quốc), một di sản bằng gỗ bậc nhất thế giới đã được Unesco công nhận.

Đỉnh đồng nơi chứa nước cứu hỏa
   Nguyễn An (1381- 1453) là người Hà Đông, từng làm quan triều Trần, Hồ. Ông bị bắt trong số sang làm Thái giám vào thời nhà Minh, sau khi nhà Hồ bị quân Minh đánh bại. Khi ở Trung Quốc, tên của Nguyễn An là A Lưu .Trong số thái giám phục vụ ở cung vua, Minh Thành Tổ thấy Nguyễn An rất giỏi tính toán, có tài năng hơn người về kiến trúc xây dựng, lại liêm khiết hiếm thấy nên tin dùng .

chính điện

   “Vào thời Vĩnh Lạc (hiệu của Chu Nguyên Chương) năm 1416, Nguyễn An với khả năng tư duy kiến trúc đô thị, tính toán kiệt xuất đã được chọn làm tổng công trình sư thành Bắc Kinh mới (Cố Cung) sau khi Chu Đệ lên ngôi.
 
   Nguyễn An đã chỉ huy và xây dựng nên một Tử Cấm Thành uy nghi trong vòng 17 năm. Trong đó có 13 năm chuẩn bị, tính toán thông số để thiết kế công trình, tập trung nguyên vật liệu và nhân công… quá trình xây dựng và lắp ráp hoàn thành chỉ có 3 năm.

Theo Sử sách Trung Quốc : Kinh thành ký thắng của Dương Sĩ Kỳ có viết:

“ Nguyễn An tự tay vạch kiểu, thành hình là lập được thế, mắt ngắm là nghĩ ra cách làm, tất cả đều đúng với quy chế. Bộ công và các thợ thuyền đành chịu khoanh tay, bái phục, nghe ông chỉ bảo, sai khiến, thật là người đại tài, xuất chúng.”

   Ông đã thiết kế Cố Cung theo quan niệm vũ trụ trời tròn, đất vuông. Nơi ở của nhà vua là vị trí trung tâm, kiến trúc diễm lệ, phong cảnh tuyệt trần. Thiên An Môn – Cổng trời bình yên rất nổi tiếng đã được thiết kế một nơi xa nhất ở phía Nam.
   Năm 1421, ba điện lớn là Thái Hòa, Trung Hòa và Bảo Hòa cùng với cung Càn Thanh, Khôn Ninh bị cháy. Nguyễn An một lần nữa được giao xây dựng lại và chưa đầy 1 năm ông đã hoàn thành kiến trúc Tử Cấm Thành tuyệt mỹ như hiện tại.


   Sau khi trùng tu  Cố Cung cụm kiến trúc vẫn là bằng gỗ, nhưng cải tiến  phương pháp phòng hỏa hoạn. Trong Cố Cung có bốn dãy nhà bên trong bằng đá, bên ngoài trông như nhà cửa, toàn bộ bên trong đều do những phiến đá tạo thành, đây là tường phòng hỏa do kiến trúc sư Nguyễn An dày công thiết kế. Trong các khuôn viên của Cố Cung, tổng cộng đặt 308 chiếc vạc lớn, bên trong vạc quanh năm đều chứa đầy nước dùng để phòng hỏa. Đến mùa đông, cho người đốt lửa ở dưới để giữ cho nước ấm không bị đóng băng. Cố Cung là cụm kiến trúc cung điện cổ đại được bảo tồn nguyên vẹn nhất và lớn nhất trên thế giới hiện nay.
  Nguyễn An là người hết lòng vì  công việc, tận tụy, cần mẫn, thanh bạch, liêm khiết .năm 1456, đê sông Hoàng Hà bị vỡ, quan phủ trong vùng  chăn không được, vua Minh lại phái Nguyễn An đi, chẳng may ông bị bệnh và mất dọc đường. Trước khi mất, Nguyễn An trăn trối: Đừng xây lăng mộ cho ông như những người có công thời ấy thường làm, mà nên đem toàn bộ của cải của ông góp vào quỹ công, để phát chẩn cho dân bị lụt Sơn Đông.

Một số hình ảnh Cố Cung :
cung hoàng hậu
Thiên an môn

Sông Hộ Thành

Khoi da 300 nghin tan duoc Nguyen An Van Chuyen De Dang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét