Thứ Ba, 31 tháng 5, 2011

Tỉnh Quảng Tây Trung Quốc

Tỉnh Quảng Tây Trung Quốc


Quảng Tây là khu tự trị của dân tộc Choang , nằm ở phía Nam cộng hòa nhân dân Trung Hoa, có đường biên giới với Việt Nam. Quảng Tây được xem là tỉnh từ thời nhà Nguyên, nhưng đến năm 1949, nó được chuyển đổi thành khu tự trị dân tộc.



Lịch sử


   Vùng đất Quảng Tây trước kia vốn là của cư dân Lạc Việt . Lãnh thổ Âu Lạc gồm lãnh cũ của bộ tộc Âu Việt ở phía bắc, mà ngày nay là một phần phía nam tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và lãnh thổ của Văn Lang ở miền bắc Việt Nam . Âu Lạc có ranh giới phía bắc là sông Tả Giang (Quảng Tây) đến phía nam là dãy núi Hoành Sơn ở Hà Tĩnh hiện nay.

 Vùng đất Quảng Tây chính thức sát nhập vào Trung Quốc sau khi Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc ,thành lập nước Nam Việt.

Trong Thế Chiến II, Nhật Bản chiếm đóng Quảng Tây sau Chiến dịch Ichigo. Trong một nỗ lực thâu tóm tuyến đường sắt Hồ Nam-Quảng Tây và thiết lập một vùng đất nối với Đông Dương Pháp thuộc. Người Nhật đã chiến thắng và một loạt các thành phố chính ở Quảng Tây trở thành thuộc địa của Nhật Bản.
Nằm ở xa phía nam, lực lượng cộng sản Trung Quốc đã không thể kiểm soát Quảng Tây sớm hơn. Chỉ sau khi đảng Cộng Sản được thành lập, chính quyền tỉnh mới thay đổi.

Kinh tế

Các loại ngũ cốc và lương thực quan trọng của Quảng Tây gồm: gạo, ngô, khoai và lúa mỳ.
GDP năm 2007 của Quảng Tây là 588.6 tỷ Yuan và GDP đầu người là 12,408 Yuan.


Tham quan Quảng Tây

  Điểm du lịch hấp dẫn nhất ở Quảng Tây là Quế Lâm, một thành phố nổi tiếng khắp Trung Quốc và trên thế giới vì vẻ ngoạn mục của nó bên bờ Ly Giang. Đây từng là thủ phủ của Quảng Tây. Dương Sóc là một điểm đến nổi tiếng của du khách nước ngoài đặc biệt là khách du lịch ba-lô.,ruộng bậc thang Long Môn của đồng bào dân tộc thiếu số Trung Quốc ,Công Viên Thanh Tú Sơn.


Xem Bản đồ cỡ lớn hơn

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2011

Cung Điện Potala Tây Tạng

 Công trình kiến trúc tiêu biểu của Tây Tạng ở thung lũng Lhasa nổi bật trên nền trời với những tòa nhà đỏ và trắng ấn tượng.
  Cung Potala được xây dựng lần đầu tiên năm 637 và được nhiều đời vua Tây Tạng tu sửa sau đó. Cung điện rộng 400 m từ đông sang tây và 350 từ bắc tới nam. Tường dày 3 m, móng dày 5m (có đổ đồng trong bê tông để thêm bền vững trong các trận động đất). Công trình cao 13 tầng, với 1.000 phòng, 10.000 khám thờ và 200.000 bức tượng.









Đà Nẵng thu hút du khách Trung Quốc 2011

Trong hai ngày 24 và 25.5, tại Khu nghỉ mát quốc tế Silver Shores TP Đà Nẵng, 120 nhà quản lý các công ty du lịch, lữ hành, khách sạn cùng các cơ quan thông tấn báo chí Quảng Đông và Thâm Quyến (Trung Quốc) đã tham dự Hội thảo xúc tiến du lịch Đà Nẵng tại thị trường Trung Quốc.



Tại hội thảo, đại diện các công ty du lịch, lữ hành Việt Nam quảng bá hình ảnh TP Đà Nẵng đến với du khách và các cơ quan thông tấn báo chí đến từ Trung Quốc.

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng cung cấp thêm thông tin về chính sách thu hút du khách cũng như những ưu đãi đối với các thành phố Trung Quốc khi tăng cường hợp tác với TP Đà Nẵng để giới thiệu các điểm du lịch.

Thống kê của Công ty Du lịch AoYou (Thâm Quyến), đơn vị tổ chức hội thảo cho thấy, từ tháng 5.2011, mỗi tháng TP Đà Nẵng đón thêm 1.000 du khách Trung Quốc từ Quảng Châu, Côn Minh, Thành Đô, Hồng Kông, Thượng Hải, Thâm Quyến và Đài Bắc.

“Với việc mở những đường bay thuê chỉ mất 2, 3 tiếng từ Trung Quốc đến TP Đà Nẵng, lượng du khách hiện nay đã tăng gấp 5 lần so với cùng kì năm ngoái trong những kì nghỉ ngắn ngày. Những resort, sân golf ven biển tại TP Đà Nẵng cũng đang thu hút nhiều du khách” - ông Jocky Wong - Tổng giám đốc điều hành khu nghỉ mát quốc tế Silver Shores cho biết.

Theo :Báo Thanh Niên

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Giang Thanh va tinh yeu voi Mao Trach Dong

   Mặc dù là phụ nữ đầy tham vọng chính trị xấu xa nhưng Giang Thanh luôn tỏ thái độ tôn sùng, kính trọng và yêu thương hết mực đối với chồng mình.

Chịu ảnh hưởng và tác động của tư tưởng tiến bộ, tháng 2 năm 1933, Giang Thanh được Hoàng Kính, một đảng viên ngầm tại Thanh Đảo, giới thiệu gia nhập Đảng Cộng Sản Trung Quốc.



  Tháng 7 năm đó Hoàng Kính bị bắt vì bị bán đứng, Giang Thanh lập tức mất liên lạc với tổ chức. Vì vậy, Giang Thanh đã quyết định tới Thượng Hải để tìm tổ chức của đảng. Đến Thượng Hải, Giang Thanh đã tích cực nâng cao vị trí của phụ nữ, đấu tranh giải phóng phụ nữ, chống lại sự xâm lược của đế quốc  bằng cách diễn kịch, đóng phim, dạy học, viết văn…Tóm lại, khi đó Giang Thanh là một thanh niên yêu nước, cách mạng và tiến bộ.


 Tháng 7 năm 1937, Giang Thanh trở thành một ngôi sao nhưng Giang Thanh vẫn rời bỏ cuộc sống dễ dàng ở Thượng Hải rộng lớn để tới Diên An sống một cuộc sống với nhiều khó khăn và không ổn định. Điều đó cho thấy tính cách mạng và tính tiến bộ của Giang Thanh. Khi đó, con đường mà Giang Thanh chọn cũng là con đường đúng đắn mà nhiều thanh niên cách mạng, tiến bộ khác cũng đang hướng tới.
Trong 10 năm ở Diên An, Giang Thanh sống khiêm tốn, đơn giản và biểu hiện rất tốt. Giang Thanh đã tới vịnh Nam Nê để tham gia lao động và nằm ngủ trong hang động với 8 đồng chí nữ khác.

Trong cuốn sách “Giang Thanh toàn truyện” của nhà văn Mỹ Trier có đoạn: “trong lúc Mao Trạch Đông có cuộc nói chuyện với phóng viên phương Tây, Giang Thanh hầu như không nói gì…Giang Thanh trông rất xinh đẹp, là một cô gái hiền lành…Giang Thanh chăm sóc sức khỏe, giặt quần áo, mua đồ, dọn dẹp nhà cửa cho Mao Trạch Đông. Bà ấy không thích ăn cay nhưng Mao Trạch Đông thích ăn nên bữa cơm nào cũng có món ăn cay. Bà ấy rất thẳng thắn, khiêm tốn, xét về mọi mặt, Giang Thanh là người giàu tình cảm, một người vợ đảm đang, một người mẹ hiền từ”.

Một cựu chiến binh từng làm chỉ huy tại Trung đoàn vệ binh Trung ương ở Diên An cho biết hồi đó Giang Thanh rất quan tâm tới Mao Trạch Đông từ bữa ăn, giấc ngủ. Khi Chủ tịch Mao, Thủ tướng Chu Ân Lai…và các lãnh đạo Trung ương chiến đấu ở Thiểm Bắc, vợ của các vị lãnh đạo đều sang sông Hoàng Hà để tới nơi an toàn, chỉ có Giang Thanh là ở lại Thiểm Bắc cùng Mao Trạch Đông đối phó với kẻ thù, điều đó không dễ dàng chút nào. Trong thời gian từ khi Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập tới trước Đại cách mạng văn hóa, Giang Thanh có biểu hiện rất tốt, sau cách mạng văn hóa, bà ta mới thay đổi tính nết.

Giang Thanh luôn tôn sùng, kính trọng và dành nhiều tình cảm cho Mao Trạch Đông. Trong lúc viết thư, nói chuyện hay phát biểu tại hội nghị, Giang Thanh không gọi chồng mình là Mao Trạch Đông hay Nhuận Chi mà luôn gọi là “Chủ tịch”. Giang Thanh từng nói rằng: “Tôi là học sinh của Chủ tịch”. Trong thời kỳ cách mạng văn hóa mỗi năm cứ tới ngày 26 tháng 12, Giang Thanh không bao giờ quên sinh nhật của Mao chủ tịch. Thời gian đó, tình cảm của Giang Thanh dành cho chồng vẫn rất đằm thắm, bà còn mời cả những người làm việc cùng Mao chủ tịch ăn mỳ trường thọ.

Trong cuốn “Giang Thanh họa truyện”, Diệp Vĩnh Liệt đã từng viết: “nửa đêm ngày 8 tháng 9, hơi thở Mao Trạch Đông rất yếu ớt. 00:10 ngày 9 tháng 9, Mao Trạch Đông qua đời. Trương Ngọc Phương vội vàng chạy ra phòng ngủ của Mao chủ tịch và đi tới phòng sách báo tin buồn cho Hoa Quốc Phong, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Uông Đông Hưng đang ngồi đó. Vừa nhận được tin báo, Giang Thanh cũng vội vàng chạy tới. Diêu Văn Nguyên cũng miêu tả hình ảnh Giang Thanh khi đó: “Đầu bà ta rối tung, tinh thần hoảng loạn, chạy vào ôm lấy thi thể Mao chủ tịch, vừa khóc thê thảm vừa hô hoán: bác sỹ, mau tới cứu Mao chủ tịch! Tại sao các người lại không cứu ông ấy! Bà ta gào khản cả cổ nhưng vẫn không chịu rời đi”. Những gì Diêu Văn Nguyên miêu tả có lẽ là sự thật. Cho dù thế nào đi chăng nữa, Giang Thanh đã là vợ chồng với Mao chủ tịch suốt 38 năm”.

   Được biết, sau khi Giang Thanh bị bắt, nhất là những lúc sức khỏe yếu đi, bà ta càng nhớ tới Mao chủ tịch hơn. Giang Thanh đặt bút tích của Mao chủ tịch bên mình, trên quần áo cũng gắn huy hiệu của Mao chủ tịch, đầu giường còn đặt một bức ảnh chụp chung với Mao chủ tịch. Mỗi sáng sớm,  Giang Thanh đều đọc thơ hoặc tác phẩm trong cuốn “Tuyển tập Mao Trạch Đông”. Mỗi khi gập cuốn sách lại, Giang Thanh thường dùng một băng giấy nhỏ để ngày hôm sau đọc tiếp. Giang Thanh phải trải qua những ngày cuối cùng của cuộc đời trong những bức tường nhà tù lạnh lẽo.

Bí ẩn nguyên nhân gây cái chết Lý Tiểu Long

  Nguyên nhân gây ra cái chết của Lý Tiểu Long có lẽ là vấn đề đáng quan tâm nhất của những người yêu mến điện ảnh nói chung và người hâm mộ huyền thoại võ thuật này nói riêng trong suốt 38 năm qua.

Có nhiều cách lý giải khác nhau về cái chết của Lý Tiểu Long (Bruce Lee), có người nói rằng anh bị bệnh mà chết, có người lại nói anh đột tử, trong khi có người cho rằng siêu sao võ thuật bị mưu sát. Vậy các cơ quan chức năng vào thời điểm đó đã phán đoán về nguyên nhân cái chết của anh như thế nào?


 
  
   Lý Tiểu Long là minh tinh võ thuật đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, cái chết của anh không chỉ kéo theo nhiều vấn đề liên quan mà còn có nhiều điểm đáng ngờ. Dưới sức ép mạnh mẽ của dư luận,  chính quyền Hong Kong đã đặc biệt thiết lập tòa án điều tra, chuyên tiến hành thu thập chứng cứ và điều tra về cái chết của Lý Tiểu Long. Để đảm bảo tính chặt chẽ và công bằng của việc điều tra, tòa án đã triệu tập 10 nhân chứng làm chứng tại tòa bao gồm: anh trai Lý Tiểu Long-Lý Trung Sâm, người đứng đầu Golden Harvest-Trâu Văn Hoài, nữ diễn viên Đinh Phối, bác sỹ tư điều trị cho Lý Tiểu Long-Chu Bác Hoài, nhân viên cứu hộ cao cấp Bành Đức Sinh, bác sỹ phòng cấp cứu bệnh viện Elizabeth-Tẳng Quảng Chiếu, bác sỹ đơn vị cấp cứu điều trị bệnh viện Elizabeth Trịnh Bảo Chí, nhân viên pháp y Diệp Chí Bằng, sỹ quan Lưu Thụ, cảnh sát Bách Văn Lợi.
Trong lời khai của mình, anh trai Lý Tiểu Long-Lý Trung Sâm nói rằng không hề biết em trai mình có thói quen hút cần sa. Khi hai người gặp nhau trước đó một tháng, tinh thần Lý Tiểu Long hoàn toàn bình thường, cơ thể cũng không có dấu hiệu gì khác lạ. Điều này cũng được Trâu Văn Hoài xác nhận. Ông Trâu cho biết trước khi Lý Tiểu Long qua đời, gần như ngày nào họ cũng gặp nhau, Lý Tiểu Long đã bàn bạc về các chi tiết quay phim và kịch bản rất hào hứng cũng như không hề để cập tới chuyện tranh cãi trong gia đình. Lời khai của Lý Trung Sâm và Trâu Văn Hoài đã giúp loại trừ khả năng Lý Tiểu Long tự sát.

Lý Tiểu Long và con trai ( Lý Quốc Hào )

   Một mấu chốt quan trọng trong vụ này chính là Đinh Phối. Khi trả lời câu hỏi của luật sư,về những gì đã xảy ra giữa cô và Lý Tiểu Long tại nhà riêng của cô vào ngày 20 tháng 7 năm 1973, tinh thần của Đinh Phối cũng đã ổn định hơn một chút. Nếu như đối chiếu lời nói của Đinh Phối và Trâu Văn Hoài, cộng với lời khai của Lý Trung Sâm và Linda cùng những đầu mối khác có thể suy đoán được ngày 20 tháng 7 năm 1973 Lý Tiểu Long đã làm những gì.

1 giờ chiều, Linda tạm biệt Lý Tiểu Long để ra ngoài mua đồ. Lý Tiểu Long nói với cô rằng anh có một cuộc họp với Trâu Văn Hoài, nội dung cuộc họp là trao đổi về kịch bản của bộ phim Game of death và dặn vợ là không thể về nhà ăn tối được.


Ảnh chụp cùng vợ và con trai

2 giờ chiều, Trâu Văn Hoài và Lý Tiểu Long trao đổi về đề cương kịch bản bộ phim “trò chơi cái chết” sau đó họ cùng nhau rời đi, khoảng 4 giờ chiều hai người tới nhà Đinh Bội. Nội dung chủ yếu của cuộc gặp này là do Đinh Bội đảm nhận vai chính trong phim, hơn nữa họ sẽ cùng nhau tới gặp diễn viên người Úc nổi tiếng George Lazenby tại tiệm ăn Trung Hoa Gold Fields trong khách sạn Hyatt vào buổi tối để thảo luận về diễn xuất của diễn viên này trong Game of death.

Lý Tiểu Long nổi tiếng với côn nhị khúc

Ba người thảo luận hơn 2 tiếng đồng hồ tại nhà Đinh Phối về bộ phim Game of death, khoảng 7 giờ tối, Lý Tiểu Long kêu không thoải mái và đau đầu. Đinh Phối vội vàng đưa thuốc, Lý Tiểu Long uống một viên thuốc giảm đau do bác sỹ tư nhân Chu Bác Hoài đưa cho rồi dẫn Lý Tiểu Long về phòng mình nghỉ ngơi. Lý Tiểu Long đồng ý để Trân Văn Hoài đi gặp diễn viên người Úc trước còn mình ở lại nghỉ ngơi một lúc rồi tới sau, sau đó Lý Tiểu Long nằm ngủ trên giường của Đinh Phối.

Khoảng 8 giờ tối, Trâu Văn Hoài rời khỏi nhà Đinh Phối và đến gặp George Lazenby. Sau khi ôngTrâu đi được nửa tiếng, Đinh Phối bước vào phòng thấy Lý Tiểu Long đang ngủ rất say nên không dám đánh thức, đồng thời gọi điện thoại báo cho anh Trâu biết Lý Tiểu Long đang ngủ nên để anh ngủ thêm chút nữa.

9 giờ, Đinh Phối lại vào phòng một lần nữa, thấy Lý Tiểu Long vẫn chưa tỉnh  cô bèn gọi điện cho Trâu Văn Hoài. Trâu Văn Hoài biết Lý Tiểu Long không thể tới cuộc hẹn nên 9h45 ông đã quay lại nhà Đinh Phối, thấy Lý Tiểu Long vẫn nằm im bất động, Trâu Văn Hoài tìm mọi cách để đánh thức anh dậy.


   Lý Tiểu Long không có phản ứng gì, Trâu Văn Hoài cứ nghĩ anh đã ngủ quá say nên đã đập vào người Lý Tiểu Long vài cái nhưng vẫn không thể đánh thức Lý Tiểu Long tỉnh dậy. Trâu Văn Hoài linh cảm có chuyện không hay xảy ra liền bảo Đinh Phối gọi điện cho bác sỹ riêng của cô là Chu Bác Hoài, yêu cầu anh ta tới ngay lập tức. 


Video về Lý Tiểu Long

Sự dâm loạn vô đối của hoàng hậu "đệ nhất xấu" Trung Hoa

Chuyện ngoại tình của hoàng hậu xấu và hoang dâm nhất Trung Hoa

Theo sử sách ghi lại thì đây là vị hoàng hậu có nhan sắc xấu nhất nếu không muốn nói là kỳ dị nhất trong lịch sử Trung Hoa, tuy nhiên sự cuồng loạn trong chuyện chăn gối thì không ai có thể là đối thủ của bà. Người đàn bà này chính là Hoàng hậu Gỉa Nam Phong thời Tây Tấn. Không chỉ cuồng dâm với những người đàn ông trong cung mà Giả Hoàng hậu còn tìm những người đàn ông cường tráng bên ngoài để hoan lạc hàng đêm. Bà sẵn sàng giết chết người tình của mình nếu thấy chán, không những thế, Giả Hoàng hậu cũng chính là nguyên nhân khiến nhà Tây Tấn suy yếu rồi diệt vong khi gây ra loạn Bát vương kéo dài 16 năm ròng rã.

Hoàng hậu xấu nhất trong lịch sử

Giả Nam Phong là con gái của Giả Sung, ông là một công thần khai quốc thời nhà Tây Tấn. Tên tuổi của ông được biết đến bởi đã có công lớn giúp cha con Tư Mã Chiêu, Tư Mã Viêm lật đổ nhà Tào Ngụy. Gỉa Sung hiếm muộn, lấy vợ sau một thời gian dài mới sinh được hai cô con gái là Giả Nam Phong và Giả Ngọ. Tấn Vĩ Đế có người con trai lớn là Tư Mã Trung, sinh ra đã kém may mắn vì trí não phát triển không bình thường, thần kinh bất ổn nhưng Tấn Vũ Đế vẫn quyết định lập Mã Trung làm thái tử.


Hoàng hậu Giả Nam Phong
   Khi Mã Trung mới 13 tuổi, Vũ Đế đã tính đến chuyện tìm vợ cho thái tử. Sau khi nghe rất nhiều lời khuyên từ Hoàng hậu Dương Diễm, Vũ Đế đã quyết định hỏi con gái của Gỉa Sung cho thái tử. Mặc dù là hai chị em nhưng Gỉa Nam Phong lại kém may mắn hơn cô em bởi những nét đẹp, sự duyên dáng của một người con gái đều dành hết cho cô em. Nhưng khi Vũ Đế sai người đến hỏi con gái nhỏ của Gỉa Sung cho Mã Trung thì lúc đó Gỉa Ngọ mới 12 tuổi, cô còn quá nhỏ để có thể kết hôn. Vì vậy mà cô chị Gỉa Nam Phong đã nhanh chóng chính thức trở thành thái tử phi mặc dù rất nhiều lời đàm tiếu bởi ngoại hình của cô.


Sử sách Trung Hoa đã ghi lại rằng, Giả Nam Phong có dáng người thấp, ngũ quan không cân đối, da đen sạm, răng hô, chân tay thô cứng, dáng người cục mịch. Không những thế lưng còn gù, khuôn mặt dữ tợn, tính khí hung hăng không giống như một người con gái bình thường khác. Lịch sử Trung Hoa khẳng định rằng, Giả Nam Phong là hoàng hậu xấu nhất trong lịch sử hàng nghìn năm nhưng sự độc ác và hoang dâm thì bà vô địch thiên hạ.

Giả Nam Phong biết người mà bà sẽ lấy làm chồng là một người đần độn nhưng vẫn quyết định kết hôn theo sự sắp đặt của cha và Tấn Vũ Đế.

4 con gái lần lượt ra đời càng khiến Gỉa Nam Phong buồn chán, bà luôn có thái độ ghen ghét, đố kỵ và tìm mọi cách để hãm hại những phi tần trong cung, nhất là những phi tần đang mang thai. Bà lo sợ rằng những phi tần này sẽ sinh được con trai thì bà sẽ không thể chiếm được ngôi vị hoàng hậu.

Nhận thấy con dâu không chỉ xấu xí mà còn độc ác, Tấn Vũ Đế nhiều lần tìm cách phế bỏ nhưng vì nể cha của Gỉa Nam Phong đã có công lớn trong triều đình nên ông đã tiếp tục cho tại vị. Chính vì tính cả nể, thương người của Tấn Vũ Đế mà triều đình nhà Tây Tấn đã gặp phải họa lớn. Ngay sau khi lên ngôi hoàng hậu, Gỉa Nam Phong đã nhanh chóng thao túng cả triều đình gây ra loạn Bát vương kéo dài 16 năm ròng rã khiến nhà Tấn suy yếu rồi bị diệt vong.

Đệ nhất hoang dâm



 

Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại, độ hoang dâm của Giả hoàng hậu không còn từ ngữ nào để có thể diễn tả. Là một người phụ nữ có ngoại hình xấu xí nhưng không vì thế mà bà mặc cảm trước những người đàn ông. Chính người chồng của bà cũng phải công nhận rằng bà là một người cuồng dâm. Sự xấu xí và tàn độc của vợ khiến Tư Mã Trung không dám gần gũi một phi tần hay cung nữ nào khác.

Giả Nam Phong chưa một đêm nào có thể ngủ mà không có đàn ông. Chuyện gần gũi, quan hệ với đàn ông chưa bao giờ có thể đủ để thỏa mãn nhục dục của bà. Nhiều người đàn ông cường tráng trong cung đã tìm cách lẩn trốn chỉ sau một đêm gần gũi với người đàn bà này. Cuồng loạn hơn nữa là Gỉa Hoàng hậu còn sai người ra ngoài tìm kiếm nhiều người đàn ông khác đến phục vụ bà hoan lạc hàng đêm.

Vừa xấu xí, tàn độc vừa hoang dâm nên Hoàng hậu Giả Nam Phong luôn bị dè bỉu, khing bỉ, đàm tiếu mặc dù bà đã leo lên được đến ngôi vị cao nhất trong hậu cung. Hận cho nhan sắc của mình, lại phải chung chăn gối với một vị hoàng đế đần độn, Giả Hoàng hậu đã gian dâm để thỏa mọi “nỗi niềm riêng tư” của mình. Mặc dù đã gian dâm với rất nhiều những người đàn ông khác nhưng để tránh bị bại lộ, hại đến danh tiếng nên sau mỗi lần mây mưa, Giả Hoàng hậu lần lượt giết chết từng bạn tình của mình nhằm che đậy tội lỗi hoang dâm của mình.

   Câu chuyện ngoại tình của vị hoàng hậu hoang dâm vô độ này đã không thể bị bại lộ nếu không có một người tình của bà bị bắt vì tội “ăn trộm đồ trong hoàng cung”. Cũng từ lời khai của người đàn ông may mắn đã không bị giết sau mỗi lần mây mưa nên bản chất dâm loạn và ác độc của Giả Hoàng hậu mới bị phanh phui. Người đàn ông  này có tên là Lạc Nam, sống ở kinh thành thời nhà Tây Tấn khi đó.

    Nhờ có vẻ đẹp hút hồn với thuật phòng the siêu đẳng, nên mỗi lần hành sự xong, Giả Hoàng hậu đều cho Lạc Nam rất nhiều vàng bạc châu báu mà không đem y ra giết như những người đàn ông đáng thương khác. Chính Lạc Nam cũng đã khai rằng, ông còn được sống là do sự khéo léo khua môi múa mép của mình, ông ta phải rót vào tai Giả Hoàng hậu những lời khen có cánh mà cả đời bà ta chưa bao giờ được nghe.

Vì thế trong những người đàn ông được đưa vào cung hầu hạ Giả Hoàng hậu thì Lạc Nam là người duy nhất còn được sống sót để thường xuyên cung phụng hoàng hậu. Chính vì là một kẻ vô danh tiểu tốt, không có nghề nghiệp nhưng Lạc Nam lại có một cuộc sống vương giả với rất nhiều vàng bạc châu báu đã khiến quan phủ nghi ngờ.

    Vào một đêm tối trời, quân lính của vị quan phủ này lại bắt gặp Lạc Nam mang đồ quý từ phía hoàng cung ra nên đã bắt y lại với tội danh "ăn cắp châu báu trong cung". Đến lúc này Lạc Nam phải khai thật về số của cải và sự hoang dâm của Gỉa Nam Phong. Câu chuyện ngoại tình của vị hoàng hậu cuồng dâm đã lan truyền khắp kinh thành và lan sang cả những nước láng giềng.

Tai họa đến vì quá tham vọng

Vì thấy chồng, tức vua Huệ Đế ngây ngô nên Giả Hoàng hậu luôn nuôi âm mưu đoạt quyền. Tuy nhiên vì có 4 cô con gái, trong khi đó vua Huệ Đế lại có một người con trai tên Tư Mã Duật rất thông minh, lanh lợi nên Giả Hoàng hậu luôn tìm cách để hãm hại.

    Tháng 12/299, Giả Hoàng hậu đã tìm được cách để hại Tư Mã Duật- lúc này đã được phong làm thái tử. Người đàn bà này đã sai người dụ thái tử uống rượu say rồi lừa viết bức thư phản nghịch. Thái tử Duật vì quá say không biết gì nên cứ thế chép lại nội dung do Giả Hoàng hậu soạn sẵn. Giả hoàng hậu mang thư cho Huệ Đế xem để có cớ bỏ thái tử.

Huệ Đế vốn là một người sợ vợ nên đành phải răm rắp nghe theo, phế Tư Mã Duật làm thứ dân, sai mang ra thành Kim Dung an trí, bất chấp những lời can ngăn của cận thần. Mẹ của thái tử Duật là Tạ phi cũng bị tống giam và bị Giả Hoàng hậu ra lệnh tra tấn cho tới chết. Hành động bất lương này của Giả Hoàng hậu đã không qua mặt được một số đại thần trong triều nhà Tấn khi đó. Một số người thuộc hàng ngũ vương tử với hoàng đế đã căm phẫn những việc làm vốn chướng tai gai mắt của người đàn bà xấu xí ghê gớm này nên đã cho Giả Hoàng hậu sập bẫy khi phao tin rằng, triều thần muốn phục ngôi thái tử để phế Giả Hoàng hậu.

   Không ngoài dự đoán, do sợ hãi trước tin đồn này, Giả Hoàng hậu lập tức sai người hạ sát Thái tử Duật ở nơi giam cầm để tuyệt lòng mong đợi của triều thần. Triệu vương Tư Mã Luân là ông chú của Huệ Đế khi nghe tin Giả Hoàng hậu giết chết thái tử đã có cớ để khởi binh. Tháng 4/300, Tư Mã Luân đã hợp sức với Tề vương Tư Mã Quýnh là cháu gọi Tấn Vũ Đế bằng bác. Hai người mang quân vào cung bắt sống Giả Hoàng hậu và giết các phe cánh của bà. Giả Hoàng hậu sau đó đã bị phế làm thứ dân và bị giam ở thành Kim Dung. Ngày 9/4 năm đó, Tư Mã Luân đã sai người mang rượu độc đến ép Giả Hoàng hậu tự vẫn. Năm đó bà mới bước qua tuổi 44.

Thứ Năm, 26 tháng 5, 2011

Hình Ảnh Mùa Hoa Cải Côn Minh Trung Quốc

  Cánh đồng hoa cải thuộc huyện La Bình cách thành phố Hoa cách Côn Minh 4 tiếng đồng hồ đi xe buýt.Vào những dịp mùa xuân-hè, những cánh đồng hoa cải dầu đã nở rực rỡ trên khắp những con đường của huyện, tạo nên một cảnh sắc ngoạn mục.















Tour Du lịch Côn Minh

Bí ẩn kỳ lạ 3 lần nhập quan của Từ Hy Thái Hậu

   Được xem là người phụ nữ nắm quyền lực cao nhất của đế quốc Trung Hoa- nơi vốn có tư tưởng kỳ thị phụ nữ nặng nề, Từ Hy Thái Hậu đã viết nên một trang sử mới cho lịch sử gần 5000 năm của đất nước rộng lớn này. Không chỉ được người đời nhớ đến khi còn sống, Từ Hy còn được ghi vào sử sách Trung Quốc về một đám tang chẳng giống ai và thi hài 3 lần nhập quan mà vẫn chưa được an nghỉ.

Từ Hy Thái Hậu
Đám tang “đông tây lẫn lộn”

Cuộc đời của Từ Hy Thái hậu gắn liền với triều đại Mãn Thanh - triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Trung Hoa đang trong giai đọan suy tàn và khủng hoảng tột độ. Từ một mỹ nữ trong dân dã được chọn vào cung làm quý nhân, rồi từ địa vị quý phi nhảy lên ngôi thái hậu, thâu tóm quyền lực, gây bao tội ác. Vì thế đến khi từ giã cõi đời, Từ Hy cũng đã chết trong cô độc khi bá quan văn võ không một ai dám động vào xác của bà. 

quang cảnh đám tang Từ Huy


   Vào một ngày tháng 10 năm 1908, Từ Hy Thái Hậu đã trút hơi thở cuối cùng khi công trình lăng tẩm của bà vừa hoàn thành trước đó đúng 4 ngày sau 13 năm xây dựng đằng đẵng. Cũng giống như các hoàng hậu và phi tần khác của triều đình Mãn Thanh, Từ Hy được chôn cất tại Đông Lăng- nghĩa trang hoàng gia của hai triều Minh, Thanh nằm trong thành phố Tuân Hóa tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Qua 272 năm tồn tại, Đông Lăng là nơi an nghỉ thiên thu của 5 vị hoàng đế, 15 hoàng hậu, 136 phi tần... Từ Hy thái hậu cũng nằm tại đây bên cạnh những tiền bối lừng danh như hoàng đế Khang Hy, Càn Long, Hiếu Trang hoàng hậu...
Mặc dù nền văn minh của thế giới đã đến Trung Quốc vào cuối thế kỷ 19, nhưng là một người của hoàng tộc nên đám tang của Từ Hy vẫn diễn ra theo đúng truyền thống và quy định của hoàng gia. Tuy nhiên, một điều cực kỳ lạ lùng là ngoài những vật phẩm bằng vàng mã truyền thống ra, người ta còn cho đốt rất nhiều những loại vàng mã chưa bao giờ xuất hiện tại các đám tang ở Trung Quốc khi đó như: tiền giấy, đồng hồ, tủ... cho vị Thái hậu này.

 
Trước khi tang lễ được cử hành tưng bừng 2 ngày, theo lệnh của Từ Hy, Lý Liên Anh- thái giám thân cận nhất của vị thái hậu này đã cho đốt hàng trăm đội quân bằng giấy nhằm để dẹp đường và bảo vệ Từ Hy khi xuống... âm phủ. Khác với những đoàn binh sỹ trong triều đình, đội binh sỹ dẹp đường lần này cho Từ Hy vô cùng đặc biệt, họ đều mặc đồ tây và ôm súng khư khư trước ngực. Nhiều quan chức trong triều đình khi đó còn mỉa mai rằng: “Phải bồng súng thì xuống âm phủ mới có thể chiến đấu được với binh lính đến từ phương Tây”(?)

Trong đám tang đình đám vào năm đó, chiếc quan tài của Từ Hy được đặt trong một chiếc xe kéo lớn được trang trí cực kỳ tinh xảo và cầu kỳ diễu qua khắp các con phố của thủ đô Bắc Kinh. Đi đầu đám tang là một nhóm kỵ binh mặc quân phục hiện đại, tiếp đến là một đoàn ngựa bạch nhỏ và hàng trăm binh lính đi sau để đổi nhau khiêng quan tài. Đằng sau nữa còn có một nhóm kỵ binh tay cầm giáo dài có treo những lá cờ màu đỏ và nhóm kỵ binh mang súng. Họ đều là người của cấm vệ quân triều đình. Sau cùng là đoàn nô tì mặc quần áo đỏ và cầm những lá cờ đủ màu sắc cũng như những dải lụa treo rủ. Đoàn người cầm cờ nhiều tới mức khiến người ta tưởng rằng, tất cả số cờ trong hoàng cung đã được đem ra để đưa tiễn Thái hậu…

  Sau khi tổ chức đám tang với quy mô rầm rộ, Từ Hy đã được an táng tại Đông Lăng. Được biết, công trình này đã xây dựng trong vòng 13 năm với kinh phí lên tới hàng triệu vạn lượng bạc. Không những thế sau khi chết, đồ bồi táng trong quan tài của Từ Hy là cả một kho vàng bạc châu báu. Đây chính là nguyên nhân khiến cho lăng mộ của bà trở thành mục tiêu săn lùng của những tên đào mộ cướp kho báu khét tiếng sau này.

Mộ Từ Hy và những điều bí ẩn

Là một người rất thích các loại đồ vàng ngọc, trân châu, mã não, đá quý... Vì thế trước khi chết, Từ Hy đã lên kế hoạch đem vào quan tài của mình những trang sức quý giá để nếu có xuống suối vàng thì bà cũng có cái để...  dùng dần. Trong tài liệu lịch sử mà giới sử gia Trung Quốc còn lưu lại đến giờ vẫn còn ghi đầy đủ “kho báu” đã chôn theo Thái hậu Từ Hy vào năm 1908.

Trong bộ sách “Ái Nguyệt Hiên” bút ký do Lý Liên Anh- thái giam thân cận nhất của Từ Hy có ghi chép rõ ràng chủng loại, số lượng, vị trí và giá trị của các đồ tùy táng trong lăng mộ Từ Hy. Theo đó, trong quan tài phía dưới lót bằng gấm quý đan sợi tơ vàng dày 7 tấc, có đính 2.604 hạt trân châu, 85 viên đá quý, 203 miếng bạch ngọc. Phủ trên thi hài Từ Hy là tấm chăn thêu bộ kinh Đà La Ni bằng tơ vàng với 25.000 chữ, trên chăn đính 820 viên trân châu.

Khi nhập liệm, Từ Hy đội mũ phụng quán, trên mũ có gắn một viên trân châu to bằng quả trứng gà, theo giá đương thời là hơn 10 triệu lượng bạc trắng. Trong miệng Từ Hy ngậm một viên minh châu, tương truyền có thể phát sáng trong đêm xa ngoài 100 bước. Trên cổ bà còn đeo 3 xâu chuỗi, trong đó 2 chuỗi bằng trân châu, 1 chuỗi bằng hồng bảo thạch. Thân mình Từ Hy mặc lễ phục dệt bằng sợi tơ vàng; tay cầm một nhánh hoa sen bằng ngọc. Ngoài ra, bên người còn đặt các đồ bồi táng như tượng Phật bằng vàng, ngọc; các đồ bằng san hô, đá quý các loại.

Và để “kho báu” này có thể an toàn nằm trong lăng mộ của mình mà không bị bọn trộm ngó tới, chính Từ Hy đã đôn đốc cho xây dựng lăng tẩm cực kỳ quy mô mang tên “Kim-Mộc-Thạch tam tuyệt” cho riêng bà. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn ở thời điểm đó thì lăng mộ này “bất khả xâm phạm”.

Theo “Thanh sử” ghi chép, chỉ riêng số vàng lá dùng đắp trong 3 đại điện của lăng mộ Từ Hy đã là 4.592 lượng vàng. Tổng cộng có 2.400 con rồng vàng và 64 chiếc cột chạm trổ hình rồng, dơi đều thếp vàng thật. Đó là kim tuyệt

Những rường cột trong ba đại điện đều làm bằng loại mộc thượng phẩm: gỗ lê hoa vàng. Loại gỗ này nay đã gần như tuyệt tích, rất rắn chắc, vân gỗ dày mà đẹp, về giá cả, có thể nói là “tấc gỗ, tấc vàng”. Riêng quan tài của Từ Hy được chế từ thứ gỗ quý hơn nữa: Nam mộc tơ vàng. Đó là mộc tuyệt.

Tất cả đá dùng trong lăng mộ Từ Hy đều là loại Hán bạch ngọc thượng phẩm, được điêu khắc cực kỳ tinh xảo. 76 trụ trong điện đều chạm hình “Nhất phụng áp song long”-hai phụng đè một rồng, thể hiện quyền uy vô thượng của vị thái hậu này, phá vỡ quy tắc “rồng trên phụng dưới” bao đời. Cho nên mới gọi là thạch tuyệt.

Bí ẩn 3 lần nhập quan

   Với một số lượng lớn trang sức và của cải được chôn theo mình, lăng mộ của Từ Hy thực sự đã được yên ổn trong vòng 20 năm đầu tiên. Vào một ngày tháng 10 năm 1928, Tôn Điện Anh- quân đoàn trưởng quân đoàn 12 của Quốc dân đảng đã dùng pháo binh mở đường khai quật lăng mộ Từ Hy. Kết quả là, quan tài của Từ Hy đã bị phá hủy, xác của bà đã bị “quẳng” ra khỏi quan tài và tất cả những gì quý giá nhất đều bị lấy đi một cách thô thiển. Theo sử sách Trung Hoa còn ghi lại, trong đợt khai quật lần này, Tôn Điện Anh chỉ để lại cho Từ Hy đúng một chiếc quần.. lót trên người.

Được biết, khi quân lính của Tôn Điện Anh dùng dao nạy quan tài Từ Hy ra thì: “Lúc ấy, có một thứ ánh sáng chói lòa, binh sĩ mỗi người cầm một chiếc đèn pin lao tới đều đứng sững kinh ngạc. Nhìn vào quan tài, Tây Thái hậu diên mạo như còn sống, thấy rõ ở ngón tay mọc lông trắng dài cả tấc... Châu báu đầy trong quan tài, cấp bậc lớn thì lấy thứ lớn, quân lính thì lấy thứ nhỏ. Trưởng quan chỉ huy hạ lệnh lột long bào, lấy sạch châu báu trên đó...”.

Tin về Tôn Điện Anh trộm báu vật ở Đông Lăng mau chóng lan ra toàn Trung Quốc, các đoàn thể xã hội liên tiếp gửi điện đến chính phủ Quốc dân Đảng yêu cầu nghiêm trị kẻ chủ mưu trộm lăng. Lúc này, Tưởng Giới Thạch đã hạ lệnh đưa Từ Hy trở lại quan tài và để vào đó những báu vật đã thu giữ được.

   Vào năm 1983, một tổ công tác bao gồm 13 người đã được thành lập để tu bổ lại di hài cũng như lăng mộ của Từ Hy. Khi mở quan tài lần này ra, cũng giống như lần đầu tiên, nhà sử học Ninh Ngọc Phúc- người đứng đầu tổ công tác này cho biết: “ Lịch sử đã lặp lại khi vừa mở nắp áo quan, một thứ ánh sáng chói lòa đã làm cho các nhà khoa học lúc đó ngỡ ngàng. Di thể của Từ Hy hầu như vẫn còn nguyên vẹn”. Cũng theo ông Ninh Ngọc Phúc, sau khi nhìn thấy hiện trạng, tổ công tác đã báo cáo lên Bộ văn hóa và lịch sử Trung Quốc. Ngay tức khắc, Bộ này đã có thông báo: “Đậy nắp quan tài của Từ Hy và giữ nguyên hiện trạng”.

Để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lưu giữ xác của Từ Hy một cách trọn vẹn nhất, vào tháng 4 năm 1984, một lần nữa tổ công tác của ông Ninh Ngọc Phúc đã lại tiến hành mở nắp quan tài của bà Thái hậu.  Trong đợt kiểm tra lần này, tổ công tác đã tìm thấy trong tay phải của Từ Hy có một chiếc túi nhỏ, trong đó có 1 chiếc răng và 2 chiếc móng tay của bà. Đây là những vật phẩm mà vào năm 1928, Tôn Điện Anh đã không màng tới và lấy trộm đi. 

Đám tang Từ Hy theo lối đông tây kết hợp
  Sau khi phun chất sát trùng để tẩy uế, các nhà khoa học Trung Quôc đã tu bổ lại di thể của Từ Hy bằng những vật dụng chuyên môn nhằm giữ nguyên được xác ướp vốn đã hoàn chỉnh của bà. Được biết, mặc dù trên cơ thể của Từ Hy đã xuất hiện nhiều vết nứt, tuy nhiên da của bà vẫn dính chặt vào xương. Vì vậy, tổ công tác đã không cần phải dùng đến dây đặc dụng để “chẳng buộc” cơ thể.


Xác Từ Hy năm 1983

   Mọi công tác “tu bổ và bảo dưỡng” hoàn thành chỉ sau 1 ngày. Di thể cuối cùng của Từ Hy khi đưa lại vào quan tài có chiều cao 1m60. Tất cả những vật dụng quý như trang sức, áo choàng, chân trâu... lấy lại được từ vụ trộm năm 1928 vẫn để y nguyên trong nơi an nghỉ cuối cùng của vị Thái Hậu quyền lực này.

Tỉnh Hắc Long Giang Trung Quốc


   Hắc Long Giang là tỉnh đầu tiên lực lượng cộng sản Trung Quốc nắm quyền kiểm soát. Thành phố lớn nhất là Cáp Nhĩ Tân, cũng là thủ phủ của tỉnh. Tỉnh Hắc Long Giang được lực lượng Xô Viết bàn giao lại cho Trung Quốc. Xô Viết đã chiếm được tỉnh từ tay Nhật Bản, nước thua cuộc trong cuộc chiến năm 1945. Lực lượng cộng sản sau đó đã phát động cuộc nội chiến Trung Quốc từ Manchuria, tỉnh Hắc Long Giang.

Trước đây, tỉnh chỉ bao gồm những khu vực phía tây so với hiện nay và Tề Tề Cáp Nhĩ là thủ phủ của tỉnh. Songjiang chiếm đóng phần còn lại của tỉnh, thủ phủ là Cáp Nhĩ Tân. Vào năm 1954, tỉnh đã bị rối loạn bởi quân phiến loạn Hắc Long Giang. Hắc Long Giang sau đó lại bị chia một phần cho khu tự trị Nội Mông, hiện nay có tên là Hô Luân Bối. Đây cũng là nơi diễn ra cuộc cách mạng văn hóa dưới thời chủ tịch Mao.

Khí hậu

Mùa đông kéo dài và rết buốt, Hắc Long Giang có khí hậu cận Bắc cực. Tháng lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt độ từ -31 đến -150C. Mùa hè vào tháng 7, nhiệt độ vào khoảng 18 đến 230C. Mùa hè thường ngắn và mát mẻ. Những cơn mưa chủ yếu xảy ra vào mùa này.

Vị trí địa lý

Hắc Long Giang có rất nhiều dãy núi như dãy Zhangguangcai, Laoye, Lesser Khingan, Greater Khingan và dãy núi Wanda. Đỉnh Datudingzi là đỉnh núi cao nhất với chiều cao 1690m (5545 feet). Đồng thời cũng là đường biên giới với tỉnh Cát Lâm. Greater Khingan là rừng lớn nhất Trung Quốc.

Thung lũng Amur nằm ở biên giới phía bắc. Những miền đất bên trong thung lũng đa số thấp hơn mặt biển và bằng phẳng. Sông Mayy, sông Nen, Songhua và sông Mudan cùng các nhánh sống của nó chảy theo những vùng đất bằng phẳng này. Cùng với Primorsky Krai của nước Nga ở biên giới, bạn có thể thấy hồ Khankha và hồ Xingkai.

Những thành phố chính của tỉnh là Đại Khánh, Cáp Nhĩ Tân, Mẫu Đơn Giang, Song Áp Sơn, Giai Mộc Tư, Y Xuân, Hắc Hà, Tề Tề Cáp Nhĩ và Hạc Cương.

Kinh tế

Những cây trồng phát triển được ở Hắc Long Giang là những cây có khả năng chịu đựng được nhiệt độ cực kỳ giá lạnh. Các cây trồng nông nghiệp chính là lúa mì, ngô và đậu nành. Hướng dương, lanh và củ cải đường là những cây trồng có giá trị kinh tế khác trong vùng.

Hắc Long Giang là một tỉnh có nhiều rừng rậm, là nguyên liệu chính cho ngành sản xuất gỗ Trung Quốc. Thông thường, gỗ thông Hàn Quốc và các loại gỗ thông khác là nguyên liệu tốt cho sản xuất gỗ. Bạn có thể tìm thấy một lượng lớn loại gỗ khác trong vùng. Núi Daxingan và Xiaoxiangan là nơi cư ngụ của loài hổ nguy hiểm Siberi, mèo rừng và sếu đầu đỏ.

Các loại động vật phổ biến ở Hắc Long Giang là gia súc và ngựa. Gia súc trong vùng rất rốt giống và cung cấp lượng sữa cao nhất nước.

Hắc Long Giang có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên như vàng, than đá, than chì và các loại khoảng sản tự nhiên khác. Những giếng dầu ở Đại Khánh là nguồn cung cấp dầu quan trọng cho ngành dầu mỏ Trung Quốc. Hắc Long Giang còn là vùng đất rất quan trọng với các cối xay gió phát điện.

Nằm ở phía bắc Trung Quốc. Hắc Long Giang là cơ sở đầu tiên của ngành công nghiệp cộng hòa Nhân dân Trung hoa. Các ngành công nghiệp chính là lâm nghiệp, than đá, thực phẩm, chế tạo máy và dầu khí. Hắc Long Giang còn là cánh cổng thương mại giữa Nga và Trung Quốc.

Năm vừa rồi, thu nhập trên đầu người sau thuế ở khu vực đô thị đạt 10.245 Yuan. Tăng 11,6% khi so sánh với năm trước. Vào năm 2007, chỉ số GDP của Hắc Long Giang là 708 tỉ Yuan. Đây là một chỉ số phát triển bình thường, GDP trên đầu người là 18.500 Yuan.
Tham quan Hắc Long Giang
Cáp Nhĩ Tân là thành phố quan trọng nhất Hắc Long Giang. Thành phố là sự hòa trộn của rất nhiều nền văn hóa. Ngoài nền văn hóa truyền thống Trung Quốc và Nga, bạn có thể thấy rất nhiều nền văn hóa hiện đại khác. Có rất nhiều nhà thờ đạo Cơ Đốc như nhà thờ thiên chúa, giáo hội Nga chính thống và nhà thờ Tin Lành ở Cáp Nhĩ Tân.

Những khối băng tự nhiên tạo nên sự phong phú về mặt giải trí, đồng thời cũng là một loại hình nghệ thuật ở Hắc Long Giang. Đây là nơi rất nổi tiếng về các cuộc triển lãm nghệ thuật điêu khắc trên băng. Có hơn 2000 tác phẩm điêu khắc trên băng được trưng bày tại cuộc triển lãm năm 2007.

Năm 1719 đến 1721 một ngọn núi lửa phung trào đã tạo nên 5 hồ nước ở Amur. Những hồ này tách rời lẫn nhau. Cảnh quan của hồ thứ hai rất hùng vĩ và nổi tiếng. Hồ Jungbo là một phần của sông Mudan, hồ này có cảnh quan rất đẹp. Hồ nằm ở Ning’an, với thác nước Diaoshuilou.

Tỉnh Quý Châu Trung Quốc

  Quý Châu ( Guizhou )là một tỉnh của cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, phía tây giáp Vân Nam, phía đông giáp Hồ Nam và Tứ Xuyên ở phía Bắc.

Tỉnh Quý Châu được bao quanh bởi các ngọn núi, tuy nhiên ở phía tây có nhiều đồi núi hơn ở phía đông và một phần phía nam. Cao nguyên Vân Nam – Quý Châu nằm ở phía tây của tỉnh.








Khách du lịch đến Quý Châu, thường ghé thăm các thành phố An Thuận, Đô Xuân, Khải Lý, Thanh Trấn và thành phố Lục Bàn Thủy.

Khí hậu


Quý Châu có khí hậu cận nhiệt đới, đôi khi rất ẩm ướt. Nhiệt độ trung bình vào tháng giêng vào khoảng 1 đến 100C và từ 17 đến 280C vào tháng 7. Ở Quý Châu, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 10 đến 200C.


Kinh tế


Quý Châu khá nghèo và kém phát triển so với các tỉnh ven biển Trung Quốc. GDP năm 2006 chỉ đạt 225 tỉ Yuan, GDP trên đầu người là 5750 tệ (Yuan).

Các ngành kinh tế chính của tỉnh này là lâm nghiệp, gỗ, khai khoáng và thạch cao.


Các dân tộc chính


Quý Châu có các nhóm dân tộc thiểu số như người Bai, Tujia, Zhuang, Yi, Miao, Qiang, Dong, Yao, Buyi, Tujia, Shui và Gelao và khoảng một nữa trong số những dân tộc này có chính quyền của riêng họ.


Những di tích thắng cảnh


Khách du lịch có thể ghé thăm nhóm dân tộc thiểu số Dong, hoặc lên một chuyến xe bus đến phía tây Quý Châu ghé thăm Tháp Trống ở thị trấn Zhaoxing. Nếu bạn có đủ thời gian, hãy đến thác nước Huanggoushu hoặc tìm hiểu văn hóa Dong, Miao Hilltribe và truyền thống của các dân tộc khác như Dipping, Lipping và Rongjiang, hoặc lên đồi Guangxi.

Thành Phố Trùng Khánh Trung Quốc

   Trùng Khánh là thành phố trực thuộc trung ương cộng hòa Nhân dân Trung Quốc, với dân số 32 triệu người. Trùng Khánh trước đây thuộc tỉnh Tứ Xuyên, sau này được tách ra.
Khi quân khởi nghĩa áp đảo nhà Minh vào năm 1627 đến 1645, Trùng Khánh đã bị chiếm giữ, là một phần của tỉnh Tứ Xuyên ngày nay.


Quan hệ thông thương với nước ngoài ở Trung Quốc mở cửa đầu tiên ở Trùng Khánh vào năm 1891. Từ năm 1929 trở đi, Trùng Khánh trở thành thành phố thuộc trung ương, tuy nhiên cố đô của Tưởng Giới Thạch đã bị ném bom trong suốt cuộc chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai bởi quân Nhật Bản. Rất nhiều người thoát chết nhờ vành đai quân sự được tổ chức rất chặt chẽ trên những dãy núi bao quanh Trùng Khánh. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn nhà máy công nghiệp và các trường đại học từ miền đông Trung Quốc được di dời đến đây. 

Vị trí địa lý, kinh tế

Hồ Bắc, Hồ Nam, Quý Châu, Tứ Xuyên và Thiểm Tây là các tỉnh ráp gianh Trùng Khánh. Kinh tế Trùng Khánh có một sự phát triển vượt bậc, là thành phố có tốc độ phát triển thứ ba Trung Quốc. Chỉ số GDP năm 2007 là 411,18 tỉ Yuan, tốc độ phát triển hàng năm là 15%. Tuy nhiên, GDP theo đầu người lại thấp hơn so với chỉ số bình quân trong nước, 14.622 Yuan một người. 

Giao thông vận tải

Là cảng nội địa lớn nhất miền tây Trung Quốc, nó được nối với miền đông qua con sông Dương Tử.

Trùng Khánh có tuyến đường sắt tới Chengdu tỉnh Tứ Xuyên, Guiyang thuộc tỉnh Quý Châu, thành phố Xiangfan tỉnh Hồ Bắc và thị trấn Huaihua tỉnh Hồ Nam.

Sân bay quốc tế Jiangbei vận chuyển khoảng 10 triệu hành khách vào năm ngoái, các chuyến bay đến từ Đông Á cũng hạ cánh ở đây. 

Khí hậu

Khí hậu Trùng Khánh có tính chất cận nhiệt đới, ẩm ướt và có hai mùa gió mùa. Là một trong những vùng nóng nhất Trung Quốc. Nhiệt độ nóng nhất từng được ghi nhận là 430C, vào tháng 8 nhiệt độ trung bình là 350C, những tháng mùa đông thời tiết rất ấm áp. Mùa xuân là thời điểm thích hợp nhất để tham quan Trùng Khánh. 

Di tích thắng cảnh

Nghệ thuật điêu khắc trên đá Dazu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, nó có từ thế kỷ thứ 7. Nghệ thuật Dazu là nghệ thuật điêu khắc và chạm trổ thể hiện bản sắc của Đạo giáo, Nho giáo và niềm tin vào Phật giáo. Thành phố Trùng Khánh có hơn 3000 cây cầu và rất nhiều tòa nhà chọc trời.

Tỉnh An Huy Trung Quốc

   Được thành lập vào thế kỉ 17, An Huy là một tỉnh của Trung Quốc.

Tỉnh An Huy không có dấu tích về sự tồn tại của nó trước thế kỷ 17. Ngày nay, cùng với Hà Nam, nằm ở phía Nam tỉnh An Huy, phần lớn bị ảnh hưởng bởi nền văn hóa của Đồng bằng Bắc Bộ Trung Quốc. Nằm ở lưu vực sông Hoài, trung tâm An Huy là khu vực đông dân và đất đai rất màu mỡ.

Văn hóa của nó có nhiều điểm tương đồng với văn hóa của tỉnh Hồ Bắc. Tuy nhiên, dân cư sống trên những đồi núi phía đông nam An Huy có những nền văn hóa khác biệt nhau.

Về mặt địa hình, tỉnh An Huy gồm rất nhiều địa hình khác nhau. Khu vực trung tâm phía bắc là một phần của lưu vực sông Hoài, với phần bắc thuộc về Đồng Bằng Bắc Bộ. Hai vùng rất đông dân và phong cảnh rất đáng tự hào.

Hướng về phía Nam, miền đất trở nên không bằng phẳng trong phần lớn miền tây nam An Huy. Dãy núi Dabie và rất nhiều đồi núi băng qua đông nam An Huy. Giữa 2 dãy núi, là dòng chảy của sông Dương Tử về phía Nam. Hoàng Liên Đỉnh là đỉnh núi cao nhất An Huy với độ cao 1873m so với mặt nước biển. Nó là một phần của dãy núi Hoàng Sơn ở phía đông nam An Huy.

Sông Hoài, nằm ở phía bắc và Dương Tử ở phía nam là hai con sông quan trọng nhất của tỉnh An Huy. Với diện tích hơn 800 km2, Sào Hồ nằm tọa lạc ở trung tâm tỉnh An Huy. Đây là hồ lớn nhất cùng với nhiều hồ khác ở phía đông nam của tỉnh, gần sông Dương Tử.

Về mặt thời tiết, có sự khác nhau không đáng kể giữa phía bắc và phía nam của tỉnh An Huy.

Nhiệt độ ở phía bắc cao hơn với khí hậu trong lành. Vào tháng giêng, từ -1 đến 20C ở phía bắc Huai He, và từ 0 đến 30C ở phía Nam. Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 là 270C, kèm theo những trận mưa rào xuất hiện vào tháng 6 và tháng 7, nhưng hiếm khi có lũ lụt.

An Khánh, Bạng Phụ, Bặc Châu, Hợp Phì, thành phố Hoàng Sơn, Hoài Nam, Mã Yên Sơn và Đồng Lăng là những thành phố chính của tỉnh An Huy, cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa.
 

Những cảnh quan nên viếng thăm
UNESCO đã công nhận những địa danh cổ xưa như làng Xidi, núi Hoàng Sơn và làng Hongcun là di sản thế giới, cùng với núi Qiyun, núi Tianzhu, thành phố cổ Tunxi và núi Jiuhua là những nơi đáng để viếng thăm ở tỉnh An Huy. 

Quán Ăn Hong Kong


Bên cạnh những nhà hàng xa hoa sang trọng, những quán nhỏ nằm trong các con hẻm sâu hun hút đã làm nên nét đặc trưng của du lịch Hong Kong.
 Có lẽ không có nơi nào văn hóa ẩm thực phong phú và đa dạng như trên đất Hong Kong. Chỉ vỏn vẹn hơn 6 triệu dân nhưng ở đây đã có hơn 12.000 nhà hàng và hàng vạn quán ăn nhỏ nằm trên vỉa hè và trong các con ngõ quanh co. Hương vị đặc trưng của những món ăn Tứ Xuyên và Quảng Đông trong những quán ăn nhỏ này luôn khiến du khách khi đặt chân tới một lần thì không thể nào quên.

  Những quán cóc này còn được gọi là Speakeasy, nghĩa là những nhà hàng không có giấy phép, thường được bố trí đơn giản như nhà dân do các tư nhân làm chủ. Để mở được một nhà hàng lớn trên Hong Kong cần phải có một khoản tiền lớn để xin giấy phép và cần một địa điểm đủ tiêu chuẩn với giá thuê cao nên một số người dân đã lựa chọn cách này để kinh doanh. Khách biết đến Speakeasy chủ yếu là qua lời truyền miệng vì rất ít quán có biển hiệu, thậm chí có nơi còn yêu cầu thực khách trước khi đến phải gọi điện đặt hàng trước để kịp chuẩn bị.






Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

Một Số Ảnh Đẹp Hoa Viên Trung Quốc

  Người Trung Quốc xem hoa viên là một chủng loại nghệ thuật nghiêm túc không kém gì thư pháp và hội hoạ. Sự thiết kế hoa viên thể hiện sáng tạo nghệ thuật trong không gian ba chiều của thiên nhiên, có hoa cảnh, cây cỏ, hồ nước, núi non, v.v... nhằm đạt sự quân bình hài hoà của tâm hồn con người với thiên nhiên. Hoa viên Trung Quốc gồm ba chủng loại: vườn rừng (lâm viên), hoa viên của đế vương, và hoa viên của người dân .