Hoàng đế ngu đần, ngớ ngẩn, hoàng hậu vừa xấu xí vừa dâm loạn, độc ác, "cặp đôi trời sinh" này là trường hợp độc nhất vô nhị trong lịch sử Trung Quốc.
Thành ngữ “Lang tài nữ mạo” (trai tài gái sắc) dùng để chỉ đôi tài tử giai nhân có mối lương duyên mỹ mãn luôn khiến người đời ngưỡng mộ. Nhưng lịch sử Trung Quốc lại đặt cho Tư Mã Trung hoàng đế và Giả Nam Phong hoàng hậu biệt danh này để chế nhạo trí tuệ kém cỏi của đấng quân vương và nhan sắc ma chê quỷ hờn của người đàn bà dâm loạn này.
Tấn Huệ đế Tư Mã Trung là vua thứ hai của nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Theo “Tấn thư” và “Tư trị thông giám”, Tư Mã Trung nổi tiếng là ông vua không có năng lực cai quản đất nước. Trong thời gian trị vì, hoàng đế này đã khiến loạn bát vương xảy ra, gây kiệt quệ triều Tây Tấn.
Thành ngữ “Lang tài nữ mạo” (trai tài gái sắc) dùng để chỉ đôi tài tử giai nhân có mối lương duyên mỹ mãn luôn khiến người đời ngưỡng mộ. Nhưng lịch sử Trung Quốc lại đặt cho Tư Mã Trung hoàng đế và Giả Nam Phong hoàng hậu biệt danh này để chế nhạo trí tuệ kém cỏi của đấng quân vương và nhan sắc ma chê quỷ hờn của người đàn bà dâm loạn này.
Tấn Huệ đế Tư Mã Trung là vua thứ hai của nhà Tây Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Theo “Tấn thư” và “Tư trị thông giám”, Tư Mã Trung nổi tiếng là ông vua không có năng lực cai quản đất nước. Trong thời gian trị vì, hoàng đế này đã khiến loạn bát vương xảy ra, gây kiệt quệ triều Tây Tấn.
Vị vua ngốc nghếch Tấn Huệ đế.
Trong “Tư trị thông giám” còn liệt rõ câu chuyện chứng minh trí tuệ “ngắn ngủn” của Tư Mã Trung. Một hôm, khi đang dạo chơi trong Hoa Lâm viên của hoàng cung, vua bỗng nghe thấy tiếng kêu của ếch trong đầm bèn ngây ngô hỏi thị thần: “Ếch nó kêu vì việc công hay vì việc tư đấy?”. Đám thị thần nghe vậy há hốc miệng, không biết trả lời thế nào cho phải.
Lại có lần, đất nước khổ sở vì lâm vào nạn đói, dân tình chết như rạ, gạo không có nửa hạt để ăn. Hay tin, Huệ đế buột miệng hỏi: “Dân chúng không có cơm ăn, sao không ăn cháo thịt?”. Cháo thịt với nguyên liệu gạo tinh và thịt nạc vốn là món khoái khẩu của Tư Mã Trung.
"Sự nghiệp trị quốc" của Tấn Huệ đế ngây ngô kéo dài trong 16 năm. Tháng 11 năm 306, Tấn Huệ Đế qua đời trong một ngày mùa đông rét mướt sau khi ăn nửa miếng bánh. Sử sách hoài nghi chính Đông Hải vương Tư Mã Việt đã ra tay hạ độc.
Còn nhan sắc “ma chê quỷ hờn” của Giả Nam Phong hoàng hậu được sách “Tấn thư Huệ Giả hoàng hậu truyền” mô tả rằng: “Giả Nam Phong có dáng người thấp lùn, da đen răng vẩu, lưng gù chân to, ngũ quan không cân đối, tính tình thô lỗ, lông mày còn có vết sẹo dài xấu xí”.
Lại có lần, đất nước khổ sở vì lâm vào nạn đói, dân tình chết như rạ, gạo không có nửa hạt để ăn. Hay tin, Huệ đế buột miệng hỏi: “Dân chúng không có cơm ăn, sao không ăn cháo thịt?”. Cháo thịt với nguyên liệu gạo tinh và thịt nạc vốn là món khoái khẩu của Tư Mã Trung.
"Sự nghiệp trị quốc" của Tấn Huệ đế ngây ngô kéo dài trong 16 năm. Tháng 11 năm 306, Tấn Huệ Đế qua đời trong một ngày mùa đông rét mướt sau khi ăn nửa miếng bánh. Sử sách hoài nghi chính Đông Hải vương Tư Mã Việt đã ra tay hạ độc.
Còn nhan sắc “ma chê quỷ hờn” của Giả Nam Phong hoàng hậu được sách “Tấn thư Huệ Giả hoàng hậu truyền” mô tả rằng: “Giả Nam Phong có dáng người thấp lùn, da đen răng vẩu, lưng gù chân to, ngũ quan không cân đối, tính tình thô lỗ, lông mày còn có vết sẹo dài xấu xí”.
Nhan sắc "ma chê quỷ hờn" của Giả Nam Phong Hoàng hậu.
Khi Tấn Huệ đế và Giả Nam Phong kết duyên vợ chồng, dân chúng thập phương đều chế nhạo đây quả một cặp “lang tài nữ mạo” đệ nhất thiên hạ. Hai người có với nhau bốn người con, nhưng đều là nữ nhi. Vì thế, Giả Nam Phong luôn tỏ thái độ đố kỵ, ghen ghét các phi tần trong triều.
Người phụ nữ “xú bát quái” này sẵn sàng lồng lộn khi trông thấy Tấn Huệ đế gần gũi với những mỹ nhân khác. Lo sợ các phi tần sẽ sinh được thái tử, ngôi hậu sẽ tuột khỏi tay, Giả Nam Phong luôn tìm cách hãm hại và ngăn cản chồng chung đụng giường chiếu với các phi tần.
Không chỉ nổi tiếng bởi thói độ kỵ, chanh chua, người đàn bà kém sắc này còn là một trong những "thiên hạ đệ nhất độc phụ". Có lần, Giả Nam Phong tự tay đâm chết một tiểu thiếp của chồng, bào thai trong bụng cũng rơi xuống đất. Bố chồng bà ta là Tấn Vũ đế hay tin đã nổi trận lôi đình, định phế bỏ con dâu. Nhưng vì nể cha Giả Nam Phong là Giả Sung, vốn có công lớn với triều đình nên vẫn cho tại vị. Tấn Vũ đế không ngờ rằng, sự nhân nhượng không đúng lúc của mình đã gây họa lớn cho nhà Tây Tấn. Sau khi được sắc phong ngôi hậu, Giả Nam Phong “dắt mũi” người chồng ngờ nghệch, thao túng triều chính và gây ra loạn bát vương kéo dài suốt 16 năm, khiến 10 vạn người phải bỏ mạng, nhà Tấn dần kiệt quệ và dẫn tới diệt vong.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét